Để bảo quản hành tây việc thu hoạch hành tây được quy định như thế nào? Chất lượng của hành tây phải như thế nào để đảm bảo yêu cầu khi bảo quản hành tây?
Để bảo quản hành tây việc thu hoạch hành tây được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:2007 quy định về điều kiện thu hoạch và xếp vào kho như sau:
Điều kiện thu hoạch và xếp vào kho
3.1. Chọn hành
Cần chọn các cây hành phù hợp với yêu cầu bảo quản.
CHÚ THÍCH 1 Thường chọn hành tây thu hoạch muộn để bảo quản.
3.2. Thu hoạch
Hành tây phải được thu hoạch khi 65% đến 75% các lá xanh đã chuyển sang màu vàng, phần cổ trở lên mềm và các lá rũ xuống và phần củ được phủ lớp vảy phía ngoài phân biệt rõ ràng chỉ ra rằng chúng ở trong trạng thái chín sinh lý.
Hành tây phải được thu hái sao cho không bị dập hoặc bị hư hỏng.
Cuống hành phải được cắt sao cho sau khi sấy khô không dài quá 4 cm (xem 3.4).
...
Theo đó, để bảo quản hành tây thì hành tây phải được thu hoạch khi 65% đến 75% các lá xanh đã chuyển sang màu vàng, phần cổ trở lên mềm và các lá rũ xuống và phần củ được phủ lớp vảy phía ngoài phân biệt rõ ràng chỉ ra rằng chúng ở trong trạng thái chín sinh lý.
Hành tây phải được thu hái sao cho không bị dập hoặc bị hư hỏng. Cuống hành phải được cắt sao cho sau khi sấy khô không dài quá 4 cm.
Bảo quản hành tây (Hình từ Internet)
Chất lượng của hành tây phải như thế nào để đảm bảo yêu cầu khi bảo quản hành tây?
Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:2007 quy định về yêu cầu chất lượng như sau:
Điều kiện thu hoạch và xếp vào kho
...
3.3. Yêu cầu chất lượng
Phải kiểm tra chất lượng hành tây trước khi đưa đi bảo quản.
Cần thiết phải lựa chọn củ hành có chất lượng tốt, và phải đạt được các yêu cầu: nguyên vẹn, không bị tổn thương cơ học, các lớp bọc ngoài phải phủ kín hoàn toàn củ, đủ khô, chín và đồng nhất.
Hành tây không được có mùi lạ.
Không được đưa vào bảo quản các củ có hoa hoặc không được bọc kín bằng lớp bọc ngoài, các củ dính hai, dính ba hoặc quá lớn, quá nhỏ, méo mó, chưa phát triển hoàn thiện.
Như vậy, để bảo quản hành tây phải kiểm tra chất lượng hành tây trước khi đưa đi bảo quản.
Cần thiết phải lựa chọn củ hành có chất lượng tốt, và phải đạt được các yêu cầu: nguyên vẹn, không bị tổn thương cơ học, các lớp bọc ngoài phải phủ kín hoàn toàn củ, đủ khô, chín và đồng nhất.
Hành tây không được có mùi lạ.
Không được đưa vào bảo quản các củ có hoa hoặc không được bọc kín bằng lớp bọc ngoài, các củ dính hai, dính ba hoặc quá lớn, quá nhỏ, méo mó, chưa phát triển hoàn thiện.
Trước khi bảo quản hành tây phải xử lý như thế nào để tránh mọc mầm hay rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển?
Căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:2007 quy định về các xử lý khác trước khi bảo quản như sau:
Điều kiện thu hoạch và xếp vào kho
...
3.4. Các xử lý khác trước khi bảo quản
Để tránh mọc mầm, cho phép sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng.
Trước khi bảo quản, hành tây phải được làm khô để loại bỏ ẩm bên ngoài và bên trong các lớp vỏ, rễ và củ.
Nếu không thể làm khô tự nhiên, phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo thích hợp, thí dụ phơi trong dòng không khí khô ấm trong vòng từ 4 ngày đến tối đa là 8 ngày, tùy thuộc vào hàm lượng ẩm. Nhiệt độ không khí có thể đến tối đa là 30OC và độ ẩm tương đối nếu có thể từ 60% đến 70%. Tốc độ của luồng khí có thể từ 2m3/phút đến 2,5m3/phút trên một mét khối củ. Sự thông gió nên sử dụng cả bằng không khí từ bên ngoài nơi bảo quản lẫn hỗn hợp khí bên trong và bên ngoài, với tốc độ thay đổi không khí khác nhau cho hai loại thông gió trên. Hoặc không khí bên trong có thể tuần hoàn đơn giản trong thiết bị tuần hoàn kín, trong trường hợp đó tỷ số lưu thông không khí nên từ 40/giờ đến 50/giờ.
Quá trình sấy đạt yêu cầu khi hàm lượng ẩm của các lớp vỏ ngoài từ 12% đến 14%. Ở hàm lượng ẩm này, củ hành sẽ có tiếng lạo xạo khi va chạm.
Để tránh rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển, nên sấy khô tại nơi bảo quản, trong phòng có trang bị đặc biệt để thực hiện việc xử lý này.
Việc sấy khô nhân tạo phải được tiến hành ngay sau khi thu hoạch khi hành tây đang ở trong tình trạng chín sinh lý vì các xử lý tiếp theo với không khí ấm (trên 30OC) sẽ đẩy nhanh sự nảy mầm.
...
Theo đó, để tránh mọc mầm, cho phép sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng.
Trước khi bảo quản, hành tây phải được làm khô để loại bỏ ẩm bên ngoài và bên trong các lớp vỏ, rễ và củ.
Nếu không thể làm khô tự nhiên, phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo thích hợp, thí dụ phơi trong dòng không khí khô ấm trong vòng từ 4 ngày đến tối đa là 8 ngày, tùy thuộc vào hàm lượng ẩm.
Nhiệt độ không khí có thể đến tối đa là 30 độ C và độ ẩm tương đối nếu có thể từ 60% đến 70%. Tốc độ của luồng khí có thể từ 2m3/phút đến 2,5m3/phút trên một mét khối củ.
Sự thông gió nên sử dụng cả bằng không khí từ bên ngoài nơi bảo quản lẫn hỗn hợp khí bên trong và bên ngoài, với tốc độ thay đổi không khí khác nhau cho hai loại thông gió trên. Hoặc không khí bên trong có thể tuần hoàn đơn giản trong thiết bị tuần hoàn kín, trong trường hợp đó tỷ số lưu thông không khí nên từ 40/giờ đến 50/giờ.
Quá trình sấy đạt yêu cầu khi hàm lượng ẩm của các lớp vỏ ngoài từ 12% đến 14%. Ở hàm lượng ẩm này, củ hành sẽ có tiếng lạo xạo khi va chạm.
Để tránh rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển, nên sấy khô tại nơi bảo quản, trong phòng có trang bị đặc biệt để thực hiện việc xử lý này.
Việc sấy khô nhân tạo phải được tiến hành ngay sau khi thu hoạch khi hành tây đang ở trong tình trạng chín sinh lý vì các xử lý tiếp theo với không khí ấm (trên 30 độ C) sẽ đẩy nhanh sự nảy mầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?