Để bảo đảm vệ sinh cho rau quả tươi các loại phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên nào không được sử dụng?
- Để bảo đảm vệ sinh cho rau quả tươi thì nước dùng cho sản xuất chính có tiêu chuẩn thế nào?
- Trong quá trình chính vệ sinh rau quả tươi có các loại phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên nào không được sử dụng?
- Trong quá trình sản xuất chính để bảo đảm vệ sinh cho rau quả tươi đất được yêu cầu thế nào?
Để bảo đảm vệ sinh cho rau quả tươi thì nước dùng cho sản xuất chính có tiêu chuẩn thế nào?
Rau quả tươi (Hình từ Internet)
Tại tiểu mục 3.2.1.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi thì tiêu chuẩn đối với nước dùng cho sản xuất chính được yêu cầu như sau:
- Người trồng cần nên xác định nguồn nước sử dụng trong nông trại (nước đô thị, tái sử dụng nước tưới, nước giếng, bể chứa nước, sông, hồ, ao, v.v...). Cần đánh giá chất lượng vi sinh vật và hóa học của nguồn nước, sự ổn định khi sử dụng và xác định các hoạt động khắc phục để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm (ví dụ từ chăn nuôi, xử lý nước thải, dân cư sinh sống).
- Khi cần, người trồng cần phải kiểm tra mức độ ô nhiễm về vi sinh và hóa học của nước được sử dụng. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào nguồn nước và những nguy cơ ô nhiễm của môi trường kể cả ô nhiễm thường xuyên hoặc tạm thời (ví dụ như mưa lớn, lũ lụt, v.v...). Nếu nguồn nước bị ô nhiễm, cần thực hiện các hoạt động khắc phục để đảm bảo sự phù hợp với mục đích sử dụng.
Bên cạnh đó còn có tiêu chuẩn về nước dùng cho tưới tiêu và thu hoạch, nước dùng với phân bón, để kiểm soát sâu bệnh và các hóa chất nông nghiệp khác, nước dùng cho thủy canh như sau:
* Nước dùng cho tưới tiêu và thu hoạch
Nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp cần có chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng, cần chú ý đặc biệt để chất lượng nước trong các trường hợp sau đây:
- Việc tưới nước bằng công nghệ phun sao cho các phần ăn được của rau quả tươi tiếp xúc trực tiếp với nước (ví dụ như bình xịt) đặc biệt khi gần đến thời vụ thu hoạch.
- Tưới phun rau quả tươi có những đặc tính vật lý như lá và bề mặt thô có thể giữ nước.
- Tưới phun rau quả tươi có thể cần hoặc không cần xử lý rửa sau thu hoạch trước khi bao gói, như sản phẩm được bao gói ngay tại nơi trồng trọt.
* Nước dùng với phân bón, để kiểm soát sâu bệnh và các hóa chất nông nghiệp khác
Nước được sử dụng cho các loại phân bón hòa tan trong nước và hóa chất nông nghiệp được áp dụng trên đồng ruộng và trong nhà không được chứa chất gây ô nhiễm vi sinh vật ở mức độ có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự an toàn của các loại rau quả tươi. Cần đặc biệt chú ý đến chất lượng nước khi sử dụng công nghiệp phun tưới phân bón và hóa chất nông nghiệp (ví dụ sử dụng công nghệ phun xịt) tiếp xúc trực tiếp với các phần ăn được của rau quả tươi, đặc biệt là gần thời gian thu hoạch.
* Nước dùng cho thủy canh
Cây trồng trong hệ thống thủy canh hấp thụ chất dinh dưỡng và nước ở tốc độ khác nhau, liên tục thay đổi thành phần của dung dịch dinh dưỡng tái tuần hoàn. Do:
- Nước sử dụng trong canh tác thủy canh cần được thay đổi thường xuyên, hoặc nếu tái sử dụng thì cần được xử lý để hạn chế tối đa ô nhiễm vi sinh vật và hóa chất.
- Hệ thống cung cấp nước cần được duy trì và làm sạch một cách thích hợp để ngăn chặn vi sinh vật gây ô nhiễm nước.
Trong quá trình chính vệ sinh rau quả tươi có các loại phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên nào không được sử dụng?
Tại tiểu mục 3.2.1.2. Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) có nêu như sau:
Phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác
Việc sử dụng phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác quá trình sản xuất các loại rau quả tươi phải được quản lý để hạn chế khả năng nhiễm vi sinh vật, hóa học và vật lý. Không sử dụng phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác bị nhiễm kim loại nặng hoặc các hóa chất khác ở mức có thể ảnh hưởng đến an toàn của các loại rau quả tươi. Khi cần, để giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật phải xem xét những quy trình dưới đây:
- Thực hiện các quy trình xử lý thích hợp (ví dụ ủ phân, khử trùng, sấy nhiệt, chiếu xạ tia cực tím, phân hủy kiềm, phơi nắng hoặc kết hợp các quy trình trên) được thiết kế để giảm hoặc loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác. Mức độ giảm mầm bệnh đạt được bằng các phương pháp xử lý khác nhau cần được tính đến khi xem xét tính phù hợp cho các ứng dụng khác nhau.
- Phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác chưa được xử lý hoặc đã được xử lý một phần có thể được sử dụng nếu hoạt động khắc phục thích hợp được áp dụng để giảm sự ô nhiễm vi sinh vật như tăng tối đa thời gian giữa các quá trình áp dụng các biện pháp xử lý và thu hoạch các loại rau quả tươi.
- Người trồng khi mua các loại phân bón, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác đã được xử lý để giảm ô nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất, nếu có thể, cần có tài liệu từ nhà cung cấp xác định rõ nguồn gốc, biện pháp xử lý, phương pháp thử và kết quả thử nghiệm.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác với rau quả tươi, đặc biệt là cận thu hoạch.
- Giảm thiểu ô nhiễm phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác từ các vùng liền kề. Nếu tiềm ẩn khả năng nhiễm bẩn từ các vùng liền kề được xác định, cần thực hiện các hoạt động phòng ngừa (ví dụ như chăm sóc trong thời gian áp dụng và thực hiện các biện pháp kiểm soát) để giảm thiểu rủi ro.
- Tránh xử lý cục bộ hoặc các khu vực bảo quản gần với vùng sản xuất rau. Ngăn ngừa khả năng lây nhiễm chéo từ dòng chảy do lọc hoặc rò rỉ bằng việc đảm bảo an toàn các vùng khỏi phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và các phân bón tự nhiên khác được xử lý và lưu trữ.
Theo đó không sử dụng phân bón hữu cơ, chất rắn sinh học và phân bón tự nhiên khác bị nhiễm kim loại nặng hoặc các hóa chất khác ở mức có thể ảnh hưởng đến an toàn của các loại rau quả tươi.
Trong quá trình sản xuất chính để bảo đảm vệ sinh cho rau quả tươi đất được yêu cầu thế nào?
Tại tiểu mục 3.2.1.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) có nêu tiêu chuẩn đối với đất như sau:
Đất cần được đánh giá về mối nguy. Nếu kết quả đánh giá cho thấy mối nguy ở mức có thể ảnh hưởng đến an toàn của cây trồng, thì cần có biện pháp kiểm soát để giảm mối nguy đến mức có thể chấp nhận được. Nếu không thể kiểm soát được, thì không nên sử dụng đất này cho quá trình sản xuất chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?