Để bảo đảm an toàn vệ sinh lao động doanh nghiệp có bắt buộc phải đo, lấy mẫu bụi cả ca làm việc thực tế để đánh giá nồng độ tiếp xúc bụi tại nơi làm việc không?

Để bảo đảm an toàn vệ sinh lao động doanh nghiệp có bắt buộc phải đo, lấy mẫu bụi cả ca làm việc thực tế để đánh giá nồng độ tiếp xúc bụi tại nơi làm việc không? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc được quy định như thế nào? - Câu hỏi của Hải My (Quảng Nam)

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đo, lấy mẫu bụi cả ca làm việc thực tế để đánh giá nồng độ tiếp xúc bụi tại nơi làm việc không?

đo, lấy mẫu bụi

Đo, lấy mẫu bụi (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 4.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
,,,,
4. Cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc thực tế
4.2. Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo nhỏ hơn tổng thời lượng tiếp xúc:
Trong đánh giá tiếp xúc ca làm việc, tốt nhất là đo, lấy mẫu cả ca với tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc. Trường hợp hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, điều kiện lao động sản xuất thì có thể lấy mẫu thời điểm để đánh giá tiếp xúc ca làm việc như sau:
Dựa vào quy trình sản xuất, dự đoán từng khoảng thời gian trong đó sự phát sinh phát tán bụi tương đối ổn định, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện cho từng khoảng thời gian đó. Số lượng và độ dài của khoảng thời gian phụ thuộc vào mức độ dao động của sự phát sinh, phát tán bụi trong ca làm việc. Trường hợp phát sinh, phát tán gây ô nhiễm bụi được dự đoán là tương đối đồng đều trong cả ca làm việc thì số lượng khoảng thời gian có thể bằng 2 (n = 2) với độ dài của mỗi khoảng thời gian bằng nhau và bằng 1/2 tổng thời lượng tiếp xúc.
Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau:
TWA = (C1.K1 + C2.K2 +...+ Cn.Kn) : T
Trong đó:
- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc, (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- C1; C2;...; Cn: Nồng độ trung bình (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) trong khoảng thời gian K1; K2;...; Kn (phút).
- K1; K2;...; Kn: Các khoảng thời gian trong ca làm việc (phút). Tổng các khoảng thời gian K1 + K2 + ... + Kn bằng tổng thời gian ca làm việc.
- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính cho 8 giờ và T bằng 480 (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.
Tính nồng độ trung bình (C1; C2;...; Cn) trong các khoảng thời gian ca làm việc, theo công thức sau:
Cx = (N1 + N2 +...+ Nn): n
Trong đó:
- Cx: Nồng độ trung bình khoảng thời gian Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) và x = 1; 2;...;n.
- N1; N2;...; Nn: Nồng độ đo được tại các thời điểm thứ 1,2,...,n trong khoảng thời gian Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- n: Tổng số mẫu đo ngẫu nhiên trong khoảng thời gian Kx (n≥2)
Thời lượng đo của các mẫu thời điểm phải bằng nhau.
Ví dụ: Tại một phân xưởng, qua khảo sát ban đầu cho thấy sự phát tán bụi là tương đối đồng đều trong ca làm việc 8 giờ, chia khoảng thời gian đo làm 2 (mỗi khoảng thời gian là 4 giờ). Đo ngẫu nhiên 2 thời điểm đại diện cho 4 giờ đầu được 2 giá trị là 2mg/m3 và 2,5mg/m3 và đo ngẫu nhiên 2 thời điểm đại diện cho 4 giờ sau được 2 giá trị là 2,4mg/m3 và 2,1mg/m3.
Cách tính TWA trong trường hợp này như sau:
TWA = (2x2 + 2,5x2 + 2,4x2 + 2,1x2)/8 = 2,25mg/m3

Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp không buộc phải đo, lấy mẫu bụi cả ca làm việc thực tế để đánh giá nồng độ tiếp xúc bụi tại nơi làm việc.

Trường hợp hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, điều kiện lao động sản xuất thì có thể lấy mẫu thời điểm để đánh giá tiếp xúc ca làm việc theo quy định trên.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định trách nhiệm của doanh nghiệp như sau:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với bụi phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:

Định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động bằng cách cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hậu quả và cải thiện tình trạng hiện tại.

Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi?

Căn cứ Mục V Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện quản lý nồng độ bụi tại nơi làm việc như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện quy chuẩn này.
2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản pháp quy được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.

Như vậy, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép.

An toàn vệ sinh lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam đối với việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có những nhóm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nào và thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của từng nhóm tối thiểu bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 có phải thực hiện đào tạo riêng cho từng công việc không?
Pháp luật
An toàn, vệ sinh viên là ai? An toàn, vệ sinh viên có được tham gia xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Người làm công tác y tế trong doanh nghiệp có bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì công ty có cần phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
Pháp luật
Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không? Có hơn 30 người lao động thì cần bao nhiêu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động?
Pháp luật
Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian nộp báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp là khi nào theo Thông tư 07?
Pháp luật
Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh lao động
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
709 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào