Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?

Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào? Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ mà cơ sở y tế phải cung cấp cho nhân viên bức xạ y tế là gì? - Câu hỏi của chị Bích (Hải Phòng).

Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào?

Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào?

Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? (Hình từ Internet)

Để bảo đảm an toàn bức xạ thì cơ sở y tế cần phải tiến hành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT như sau:

- Đo kiểm xạ môi trường làm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;

- Định kỳ hằng năm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;

- Định kỳ hàng tháng kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ tại nơi làm việc và môi trường xung quanh đối với cơ sở y học hạt nhân sử dụng thuốc phóng xạ khám và điều trị bệnh;

- So sánh kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc với các mức điều tra đã được xác lập và xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục trong trường hợp kết quả kiểm tra lớn hơn mức điều tra.

- Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc và thông báo kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ y tế.

Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT thì để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau:

Theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ
1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau:
a) Trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế và thực hiện đo đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 03 tháng một lần tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
b) Đánh giá liều chiếu xạ cá nhân tổng cộng cho các nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ), bằng tổng của liều chiếu ngoài (theo kết quả đánh giá bằng liều kế cá nhân) và liều chiếu trong (bằng cách đo đánh giá trực tiếp hoặc đánh giá dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ nơi làm việc, nồng độ phóng xạ trong không khí nơi làm việc, mức nhiễm bẩn phóng xạ nơi làm việc và thời gian làm việc, quy trình làm việc);
c) Cơ sở sử dụng thiết bị chụp X - quang can thiệp, phải trang bị cho mỗi người làm việc trực tiếp trong phòng đặt thiết bị (nhân viên vận hành thiết bị, bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, hộ lý) 02 liều kế cá nhân, một liều kế đeo bên trong tạp dề cao su chì ở tầm bụng và một liều kế đeo bên ngoài tạp dề cao su chì ở tầm cổ để đánh giá chính xác liều chiếu xạ cá nhân cho các đối tượng này theo công thức:
Liều hiệu dụng = 0,5 HW + 0,025 HN
Trong đó, HW là kết quả đọc liều kế đeo bên trong tạp dề cao su chì
HN là kết quả đọc liều kế đeo bên ngoài tạp dề cao su chì
d) Nếu kết quả đo liều hiệu dụng do chiếu ngoài đối với nhân viên vận hành thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế và thiết bị xạ trị hoặc kết quả đánh giá liều hiệu dụng tổng cộng (bao gồm cả chiếu ngoài và chiếu trong) đối với nhân viên bức xạ y tế làm việc có tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ) lớn hơn mức điều tra đã được xác lập, phải tiến hành xem xét lại quy trình làm việc, các biện pháp bảo vệ bức xạ và có biện pháp khắc phục;
đ) Hướng dẫn và kiểm tra để bảo đảm nhân viên bức xạ y tế đeo liều kế cá nhân, bảo quản liều kế cá nhân khi không sử dụng theo đúng hướng dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
e) Trường hợp nhân viên bức xạ y tế làm mất liều kế cá nhân hoặc liều kế cá nhân bị hỏng phải trang bị ngay liều kế cá nhân mới và tiến hành đánh giá mức liều chiếu xạ của nhân viên đó trong khoảng thời gian làm việc không đeo liều kế dựa trên thời gian làm việc thực tế hoặc dựa theo mức liều thường phải chịu trong khoảng thời gian đó của các lần đo trước;
g) Thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế;
h) Lập, lưu giữ và quản l‎ý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
2. Trường hợp nhân viên bức xạ y tế đồng thời làm việc cho nhiều cơ sở y tế khác nhau, mỗi cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này một cách riêng biệt liên quan đến thực hiện công việc bức xạ tại cơ sở đó; Nhân viên bức xạ y tế phải bảo đảm tổng cộng liều chiếu xạ nghề nghiệp từ các công việc bức xạ tại tất cả cơ sở mà họ làm việc không vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ quy định tại Phụ lục I Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ mà cơ sở y tế phải cung cấp cho nhân viên bức xạ y tế là gì?

Theo Điều 17 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT thì cơ sở y tế phải cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ cho nhân viên bức xạ y tế, cụ thể:

- Tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang chụp răng toàn cảnh, thiết bị X - quang chụp sọ, thiết bị chiếu, chụp X - quang tổng hợp, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.

- Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp cho nhân viên vận hành thiết bị chụp X - quang di động.

- Tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch.

- Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).

- Bình phong chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người bệnh lưu đã sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn phóng xạ.

An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ an toàn bức xạ
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm đối với người phụ trách an toàn bức xạ hiện nay là bao nhiêu? Được áp dụng cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn bức xạ
1,799 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn bức xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn bức xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào