Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng mục tiêu nào?
- Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng mục tiêu nào?
- Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định bao nhiêu tiêu chí?
- Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định theo phương thức nào?
- Ai có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam?
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng mục tiêu nào?
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng mục tiêu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:
Tiêu chí xây dựng đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Đề án phải phù hợp với các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
2. Đề án phải đáp ứng được một trong các mục tiêu:
a) Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư;
b) Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình;
c) Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Như vậy, theo quy định trên thì đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng một trong các mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư;
- Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình;
- Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định bao nhiêu tiêu chí?
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:
Tiêu chí thẩm định đề án thuộc Chương trình
1. Các tiêu chí thẩm định đề án thuộc Chương trình bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Sự cần thiết;
b) Tiêu chí 2: Mục tiêu;
c) Tiêu chí 3: Nội dung;
d) Tiêu chí 4: Phương án triển khai;
đ) Tiêu chí 5: Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện;
e) Tiêu chí 6: Dự toán kinh phí;
g) Tiêu chí 7: Năng lực của đơn vị chủ trì;
h) Tiêu chí 8: Kết quả dự kiến, rủi ro dự kiến và biện pháp khắc phục.
2. Các tiêu chí tại khoản 1 Điều này được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định 08 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Sự cần thiết;
- Tiêu chí 2: Mục tiêu;
- Tiêu chí 3: Nội dung;
- Tiêu chí 4: Phương án triển khai;
- Tiêu chí 5: Kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện;
- Tiêu chí 6: Dự toán kinh phí;
- Tiêu chí 7: Năng lực của đơn vị chủ trì;
- Tiêu chí 8: Kết quả dự kiến, rủi ro dự kiến và biện pháp khắc phục.
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định theo phương thức nào?
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định theo phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc thẩm định, phê duyệt đề án
1. Đề án được thẩm định theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đề án đủ điều kiện xét phê duyệt là đề án có tổng điểm thẩm định đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 4 có điểm đạt từ 60% trở lên.
3. Trên cơ sở dự toán chi ngân sách cho Chương trình được Bộ Tài chính thông báo hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định phê duyệt đề án theo nguyên tắc tổng kinh phí thực hiện các đề án không vượt quá tổng dự toán được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thẩm định theo phương thức chấm điểm.
Thang điểm đánh giá là 100.
Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ai có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam?
Ai có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
1. Cục Xúc tiến thương mại là đầu mối chủ trì quản lý, thực hiện Chương trình có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt;
b) Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí quản lý, thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Công Thương, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách;
c) Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình theo chế độ tài chính hiện hành;
…
Theo đó, Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?