Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố cần có tỷ lệ đồng thuận của cử tri là bao nhiêu để được thông qua?
- Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố cần có tỷ lệ đồng thuận của cử tri là bao nhiêu để được thông qua?
- Có được phép chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định không? Trong trường hợp nào thì được sáp nhập thôn, tổ dân phố?
- Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cụ thể ra sao?
Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố cần có tỷ lệ đồng thuận của cử tri là bao nhiêu để được thông qua?
Theo Điều 7a Thông tư 04/2012/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố như sau:
Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố
1. Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố
a) Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập;
c) Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương;
d) Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập tán thành.
2. Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã;
4. Việc đổi tên thôn, tổ dân phố được thực hiện theo nguyện vọng của nhân dân sinh sống tại thôn, tổ dân phố.
Theo đó, Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập tán thành.
Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương.
Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố cần có tỷ lệ đồng thuận của cử tri là bao nhiêu để được thông qua? (Hình từ Internet)
Có được phép chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định không? Trong trường hợp nào thì được sáp nhập thôn, tổ dân phố?
Theo Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định về nguyên tắc hoạt động của thôn, tổ dân phố như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.
Theo đó, không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định.
Được sáp nhập các thôn, tổ dân phố nếu phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy mới nhất? Tải mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy?
- Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?
- Ngày Quốc tế Lao động còn được gọi là ngày gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
- Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
- Xem lịch âm hôm nay ngày 23 tháng 4 năm 2025? Âm lịch hôm nay ngày 23 04 - Lịch Vạn niên 2025? Ngày 23 04 2025 có tốt không?