Đấu thầu vàng miếng là gì? Quy trình đấu thầu vàng miếng giữa NHNN với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mới nhất?
Đấu thầu vàng miếng là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN định nghĩa đấu thầu vàng miếng hay mua bán vàng miếng qua đấu thầu là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua, bán.
Cũng theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này, có 02 hình thức đấu thầu vàng miếng đó là đấu thầu theo giá và đấu thầu theo khối lượng:
- Đấu thầu theo giá là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức giá dự thầu để xác định mức giá và khối lượng vàng miếng trúng thầu.
- Đấu thầu theo khối lượng là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đăng ký khối lượng dự thầu để xác định khối lượng trúng thầu tại mức giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
>>> Xem thêm: 2 mẫu phiếu dự thầu đấu thầu vàng miếng mới nhất
>>> Xem thêm: Tại sao phải đấu thầu vàng miếng?
>>> Xem thêm: Tiền đặt cọc để tham gia đấu thầu vàng miếng là bao nhiêu?
Đấu thầu vàng miếng là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình đấu thầu vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp như thế nào?
Quy trình đấu thầu vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN) như sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo đấu thầu mua, bán vàng miếng;
(2) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đặt cọc;
(3) Kiểm tra và thông báo tư cách dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
(4) Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo giá mua, bán (đối với đấu thầu theo khối lượng) hoặc giá sàn và/hoặc giá trần (đối với đấu thầu theo giá);
(5) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nộp phiếu dự thầu mua, bán vàng miếng;
(6) Ngân hàng Nhà nước xét thầu;
(7) Ngân hàng Nhà nước thông báo hủy thầu (nếu có);
(8) Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) công bố kết quả đấu thầu;
(9) Xác nhận giao dịch;
(10) Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng;
(11) Xử lý tiền đặt cọc.
Tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2013/TT-NHNN nêu rõ các mục (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8) và (9) thực hiện theo quy định tại Quy trình về mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Xem thêm quy trình mua bán vàng miếng qua đấu thầu chi tiết tại Mục 2 Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013.
Làm sao để tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN và Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-NHNN) có quy định:
Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng có nhu cầu tham gia giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước). Hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi điểm a Khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN);
TẢI VỀ Mẫu đơn
(2) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
(3) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi điểm a Khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN);
(4) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bằng văn bản xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi điểm b Khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN);
Trường hợp từ chối thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp có thay đổi nội dung các tài liệu quy định tại mục (1) và mục (2), trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) kèm theo tài liệu liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?