Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sử dụng mẫu tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư nào?
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sử dụng mẫu tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư nào?
- Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm trong trường hợp nào?
- Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu có bắt buộc phải kiểm tra tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư không?
Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sử dụng mẫu tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư nào?
Trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sẽ sử dụng mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT sau:
Tải về Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sử dụng mẫu tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư nào? (Hình từ Internet)
Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu. Việc làm rõ các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Sau khi đóng thầu, trường hợp nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu thì được gửi thông tin, tài liệu để bổ sung, làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá. Các tài liệu này được coi là một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ các nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh, đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi các đề xuất tương ứng trong hồ sơ dự thầu đã nộp.
4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Như vậy, theo quy định thì trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm sau khi mở thầu nếu hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.
Lưu ý:
- Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu.
- Việc làm rõ các nội dung về năng lực và kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu có bắt buộc phải kiểm tra tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư; nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh; nội dung đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
...
Như vậy, theo quy định thì tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư là một trong những nội dung bắt buộc phải được kiểm tra khi tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?