Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những hình thức và phương thức nào?
- Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những hình thức và phương thức nào?
- Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng áp dụng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá được quy định như thế nào?
- Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng áp dụng hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá được quy định như thế nào?
Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những hình thức và phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Hội đồng đấu giá tài sản lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá.
2. Đấu giá theo phương thức giá lên.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
Như vậy đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng một trong 02 hình thức sau:
- Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
- Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá.
Và việc đấu giá tài sản này được thực hiện theo phương thức giá lên.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng áp dụng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
1. Người điều hành đấu giá theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:
a) Giới thiệu bản thân, người giúp việc; công bố danh sách người tham gia đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá;
b) Đọc Quy chế cuộc đấu giá;
c) Giới thiệu từng tài sản đấu giá;
d) Nhắc lại mức giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá, đặt giá;
e) Phát số cho người tham gia đấu giá;
g) Hướng dẫn cách trả giá, chấp nhận giá và trả lời câu hỏi của người tham gia đấu giá;
h) Điều hành việc trả giá, chấp nhận giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc trả giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên được thực hiện như sau:
a) Người điều hành đấu giá yêu cầu người tham gia đấu giá thực hiện việc trả giá;
b) Người tham gia đấu giá trả giá. Giá trả phải ít nhất bằng giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm. Người trả giá sau phải trả giá cao hơn giá mà người trả giá trước liền kề đã trả;
c) Người điều hành đấu giá công bố giá đã trả sau mỗi lần người tham gia đấu giá trả giá và đề nghị những người tham gia đấu giá khác tiếp tục trả giá;
đ) Người điều hành đấu giá công bố người đã trả giá cao nhất là người trúng đấu giá sau khi nhắc lại ba lần giá cao nhất đã trả và cao hơn giá khởi điểm mà không có người trả giá cao hơn.
Theo đó, đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng áp dụng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo quy định trên.
Đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng áp dụng hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
1. Người điều hành đấu giá điều hành cuộc đấu giá theo hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:
a) Thực hiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;
b) Nhắc lại yêu cầu đối với phiếu trả giá hợp lệ, thời gian để thực hiện việc ghi phiếu;
c) Điều hành việc trả giá, chấp nhận giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Việc trả giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên được thực hiện như sau:
a) Người tham gia đấu giá được phát một tờ phiếu trả giá, ghi giá muốn trả vào phiếu của mình. Hết thời gian ghi phiếu, đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá nộp phiếu trả giá hoặc bỏ phiếu vào hòm phiếu; kiểm đếm số phiếu phát ra và số phiếu thu về; công bố từng phiếu trả giá, phiếu trả giá cao nhất với sự giám sát của ít nhất một người tham gia đấu giá;
b) Người điều hành đấu giá công bố giá cao nhất đã trả của vòng đấu giá đó và đề nghị người tham gia đấu giá tiếp tục trả giá cho vòng tiếp theo. Giá khởi điểm của vòng đấu giá tiếp theo là giá cao nhất đã trả ở vòng đấu giá trước liền kề;
c) Cuộc đấu giá kết thúc khi không còn ai tham gia trả giá. Người điều hành đấu giá công bố người trả giá cao nhất và công bố người đó là người trúng đấu giá;
d) Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả mức giá cao nhất, Người điều hành đấu giá tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người trúng đấu giá. Nếu có người trả giá cao nhất không đồng ý đấu giá tiếp hoặc không có người trả giá cao hơn thì Người điều hành đấu giá tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.
3. Hội đồng đấu giá tài sản quy định cách thức tiến hành bỏ phiếu và số vòng đấu giá quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy quy trình thực hiện của mỗi hình thức đấu giá đấu giá tài sản nhà nước này được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?