Đất thuộc đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên dựa trên tiêu chí gì? Các loại đất được đặt tên?

Đất thuộc đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên dựa trên tiêu chí gì? Những loại đất nào là đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên? Có bao nhiêu chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất xây dựng công trình thủy lợi được quy định? Câu hỏi của chị P (Phú Thọ).

Tiêu chí nào được sử dụng để đặt tên cho các loại đất thuộc đất xây dựng công trình thủy lợi?

Về phương diện địa chất công trình, đất là vật thể địa chất thuộc lớp vỏ trái đất ở thể mềm, rời đặc trưng; giữa các hạt rắn tạo đất không có hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh hoặc liên kết xi măng (theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa).

Dẫn chiếu đến tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa có đề cập về tiêu chí dùng để phân loại đất trong xây dựng các công trình thủy lợi như sau:

- Để phù hợp với mục đích sử dụng đất trong xây dựng các công trình thủy lợi, đất được phân loại và đặt tên chủ yếu dựa vào hàm lượng thành phần hạt rắn (vật liệu) tạo đất chiếm ưu thế trong đất và được phụ họa vào đó là các đặc điểm hoặc các yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng đất.

- Trong khảo sát, nghiên cứu, đất được gọi tên và mô tả theo các đặc điểm có liên quan, thông thường gồm:

+ Nguồn gốc thành tạo, kết cấu, cấu tạo, các đặc trưng tính chất cơ lý của đất, theo nhận định ban đầu khi khảo sát tại hiện trường dựa trên kết quả quan sát bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay theo kinh nghiệm nghề nghiệp (sờ, ấn, nặn đất, lắc đất trong lòng bàn tay);

+ Sau đó, được chuẩn hóa theo kết quả phân tích định lượng các tính chất cơ lý của đất bằng thí nghiệm ở trong phòng. Nội dung và các thuật ngữ dùng mô tả đất gồm:

++ Nguồn gốc và tuổi địa chất, lớp đất, tên đất và các thành phần vật liệu, màu sắc, kiến trúc, cấu tạo, kết cấu, trạng thái của đất, và được trình bày một cách ngắn gọn.

- Đối với đất hạt thô, trong trường hợp không có một nhóm hạt thô nào (cát hoặc sỏi, cuội, đá tảng) có đủ hàm lượng tối thiểu là 50 % khối lượng để đất được đặt tên riêng, thì đó là đất hỗn hợp có tên gọi:

++ "Đất hỗn hợp + tên các nhóm hạt theo thứ tự tổng hàm lượng của chúng từ nhiều đến ít dần"; ví dụ: với đất hạt thô có hàm lượng của cát là 25 %, của sỏi là 20 %, của cuội là 15 % và nếu có lượng chứa hạt mịn (hạt d < 0,1 mm) 15 %.

++ Hoặc hơn, thì đất đó được gọi là "Đất hỗn hợp cát sỏi cuội, chứa hạt mịn"; cũng đất đó, nhưng lượng chứa hạt mịn ít hơn 15 % thì có tên gọi là "Đất hỗn hợp cát sỏi cuội lẫn ít hạt mịn", v.v…

Đất thuộc đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên dựa trên tiêu chí gì? Các loại đất được đặt tên?

Đất thuộc đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên dựa trên tiêu chí gì? Các loại đất được đặt tên? (hình từ internet)

Những loại đất nào là đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên?

Các loại đất xây dựng công trình thủy lợi được đặt tên được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa, cụ thể gồm:

(1) Đất rời

Là các đất luôn ở trạng thái hạt rời ở trạng thái khô cũng như ở trạng thái ẩm ướt bởi hoàn toàn không có hoặc có không đáng kể các liên kết keo nước, liên kết ion tĩnh điện giữa các hạt rắn tạo đất. Đó là các đất hạt thô có thành phần thuần túy là cát hoặc sỏi (sạn), cuội (dăm), hòn tảng hoặc hỗn hợp của chúng; và cũng có thể là các đất hạt thô có lượng chứa ít hơn 10 % vật liệu hạt bụi và sét, trong đó lượng chứa hạt sét ít hơn 3%.

(2) Đất dính

Là các đất mà giữa các hạt rắn tạo đất có sự bám dính, dính kết lẫn nhau bởi sự hiển diện đáng kể của vật liệu hạt bụi và hạt sét (vật liệu chất dính), khi khô thì thành khối cứng chắc còn khi ẩm ướt thì thể hiện tính dẻo dính. Đó là các đất hạt mịn, đất cát và đất sạn sỏi có hơn 10 % hàm lượng hạt bụi và sét, trong đó hàm lượng hạt sét chiếm hơn 3 % khối lượng.

(3) Đất bùn, bùn

Là các đất hạt mịn (gồm đất sét và đất bụi) và đất cát pha sét đang trong giai đoạn đầu của quá trình thành tạo, được cấu thành từ các vật liệu hạt sét, hạt bụi lẫn cát lắng đọng ở trong nước, với sự tồn tại của các quá trình vi sinh vật và có thể cả thực vật bị chôn vùi; ở trạng thái tự nhiên, chúng có độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và có hệ số rỗng lớn hơn 1,0 - đối với bùn cát pha sét; và bùn đất bụi, lớn hơn 1,5 - đối với bùn sét. Khả năng chịu tải của bùn rất nhỏ, không đáng kể.

(4) Đất trương nở

Là đất có khả năng tăng thể tích khi bị làm ẩm ướt. Thông thường thì các đất sét và đất bụi mà có khoáng vật sét chủ yếu là hidrômica và mônmôrilônit là những đất có tính trương nở; tuy nhiên, mức độ trương nở (độ trương nở) phụ thuộc vào trạng thái độ ẩm và độ chặt của đất.

Đất trương nở khi bị làm khô thì bị co ngót, nứt nẻ. Ở trạng thái bão hòa nước, đất trương nở có độ bền chống cắt nhỏ, do đó đất kém ổn định và dễ bị tan rã trong nước.

(5) Đất lún ướt

Là đất có sự lún phụ thêm đáng kể và xảy ra nhanh chóng khi nó bị làm ướt nước dưới tải trọng đang xét, có hệ số lún ướt tương đối lớn hoặc bằng 0,01.

Thường thì các đất hạt mịn (đất sét, đất bụi) và đất cát pha sét vừa ít ẩm vừa ít chặt, có cấu trúc lỗ hổng lớn thì rất có thể có tính lún ướt (điển hình là đất đỏ bazan tầng phủ, đất hoàng thổ và đất dạng hoàng thổ).

Lún ướt tác hại không chỉ là gây ra lún sụt, lún không đều quá mức, mà còn có thể gây nên các khe nứt trong đất nền và trong công trình đất đắp trên đó. Đối với đập đất hồ chứa, đê sông, đê biển, dòng thấm có thể tập trung tại các khe nứt đó và sẽ là ẩn họa khó lường.

(6) Đất nhiễm muối

Là đất có lượng chứa tổng cộng các muối hòa tan vượt quá quy định. Đối với đất nhiễm muối, khi muối trong đất bị nước hòa tan và rửa trôi sẽ làm giảm độ chặt kết cấu, từ đó làm giảm độ bền, làm giảm khả năng ổn định của đất, làm tăng tính nén lún, tăng tính thẩm nước và làm giảm độ bền thấm của đất; mặt khác, đất nhiễm muối có thể có tính ăn mòn đối với các bộ phận bê tông và kim loại của công trình.

(7) Đất tan rã

Là các loại đất dính có kết cấu kém ổn định ở trong nước, nghĩa là khi bị ngâm trong nước đất bị vỡ lở, tơi vụn thành các chùm hạt hoặc thành vữa đất trong thời gian một vài ngày, thậm chí chỉ trong một vài giờ.

Có bao nhiêu chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất xây dựng công trình thủy lợi được quy định?

Các chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất được hiểu là các đặc trưng được xác định bằng thí nghiệm trực tiếp.

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa có đề cập về các chỉ tiêu vật lý cơ bản của đất xây dựng công trình thủy lợi, cụ thể bao gồm 12 chỉ tiêu:

(1) Độ ẩm của đất;

(2) Khối lượng riêng của đất;

(3) Khối lượng thể tích đơn vị của đất tự nhiên;

(4) Thành phần hạt của đất;

(5) Hàm lượng chất hữu cơ của đất;

(6) Hàm lượng muối hòa tan của đất;

(7) Các độ ẩm giới hạn dẻo của đất;

(8) Hệ số thấm của đất;

(9) Các đặc trưng tan rã của đất dính;

(10) Các đặc trưng trương nở của đất hạt mịn;

(11) Các đặc trưng co ngót của đất;

(12) Hệ số tơi xốp của đất.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?
Pháp luật
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ áp dụng từ 01/8/2022? Vận hành công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
772 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào