Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?

Cho tôi hỏi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào? Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh có thời hạn sử dụng là bao lâu? Câu hỏi của anh HTL từ Phú Thọ.

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?

Căn cú khoản 7 Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, bao gồm:

(1) Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;

(2) Đất làm căn cứ quân sự;

(3) Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

(4) Đất làm ga, cảng quân sự;

(5) Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

(6) Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;

(7) Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

(8) Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;

(9) Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

(10) Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào? (Hình từ Internet)

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Thời hạn sử dụng đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 như sau:

Đất sử dụng ổn định lâu dài
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
8. Đất tín ngưỡng;
9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
...

Như vậy, theo quy định thì đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài. Không có thời hạn cụ thể.

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 61 Luật Đất đai 2013 quy định, nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh trong các trường hợp sau đây:

(1) Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

(2) Xây dựng căn cứ quân sự;

(3) Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

(4) Xây dựng ga, cảng quân sự;

(5) Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

(6) Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

(7) Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

(8) Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

(9) Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

(10) Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh thì người sử dụng đất được bảo đảm quyền lợi gì?

Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Đất đai 2013 như sau:

Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
...

Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Đất quốc phòng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đất quốc phòng có được chuyển nhượng hay không?
Pháp luật
Đất CQP là đất gì? Trường hợp nào thì nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất có phải nộp tiền sử dụng đất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là ai? Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng?
Pháp luật
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng bao gồm những thành phần nào? Nội dung thẩm định?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng? Việc lấy ý kiến về quy hoạch được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Có được thuê tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất hay không?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là bao nhiêu năm? Việc lập quy hoạch sử dụng đất được căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng? Việc thẩm định kế hoạch được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ai là người sử dụng đất quốc phòng, an ninh? Yêu cầu khi sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất quốc phòng
2,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào