Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ để mua nhà, xe được hay không? Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ có bắt buộc lập thành văn bản hay không?
Đặt cọc là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...
Đồng thời, tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, việc xử lý tài sản khi thực hiện đặt cọc được quy định như sau:
+ Nếu thực hiện hợp đồng: Trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt hoặc trừ vào nghĩa vụ trả tiền cho bên nhận cọc theo thỏa thuận.
+ Nếu không thực hiện đặt cọc: Trong trường hợp bên từ chối là bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc; ngược lại nếu bên từ chối là bên nhận đặt cọc thì bên đặt cọc phải trả cho bên nhận tài sản đặt cọc cùng một số tiền tương đương với tài sản đặt cọc.
Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ mua nhà, xe được không? (Hình từ Internet)
Đặt cọc bằng vàng, bằng ngoại tệ mua nhà, xe được không?
Đặt cọc bằng vàng
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN quy định giải thích từ ngữ kim khí quý như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kim khí quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
2. Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
3. Bao bì là bao được sử dụng để ép mỗi sản phẩm vàng miếng; bao bì vàng miếng được chống giả theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất vàng miếng hoặc của đơn vị gia công.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã định nghĩa kim khí quý bao gồm các loại: Vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
Đồng thời, đá quý cũng được liệt kê gồm kim cương hay còn gọi là hạt xoàn, ruby hay còn gọi là hồng ngọc, emorot hay còn gọi là lục bảo ngọc, saphia hay còn gọi là bích ngọc, ngọc trai hay chính là trân châu và các loại đá quý khác.
Như vậy, theo quy định ở trên, vàng là một trong các loại kim khí quý. Do đó, căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì vàng được coi là một trong các loại tài sản được sử dụng để đặt cọc, có thể dùng vàng làm tài sản để đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua nhà, xe.
Đặt cọc bằng ngoại tệ
Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, báo giá, thanh toán, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức khác không được thực hiện bằng ngoại tệ trừ trường hợp được phép tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2015/TT-NHNN và Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-NHNN.
Theo quy định trên, chỉ những trường hợp được nêu tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2015/TT-NHNN và Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-NHNN mới được sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng, giao dịch… còn tất cả các trường hợp còn lại đều không được sử dụng ngoại tệ.
Mà tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2015/TT-NHNN và Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-NHNN thì không có trường hợp được đặt cọc để mua nhà mua xe bằng ngoại tệ.
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
1. Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật
....
17. Đối với các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí và các trường hợp cần thiết khác, tổ chức được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp theo hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4a Thông tư này.
Do đó, không thể đặt cọc mua nhà, xe bằng ngoại tệ.
Đặt cọc bằng vàng có bắt buộc lập thành văn bản hay không?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu trên thì việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập.
Do đó, việc ký kết hợp đồng đặt cọc là tùy theo thỏa thuận của các bên, không nhất thiết phải được lập thành văn bản.
Đặt cọc bằng vàng không nhất thiết phải lập thành văn bản. Việc không thỏa thuận bằng văn bản cũng có những rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện thỏa thuận giữa các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?