Đạt 60% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức thì cán bộ được đánh giá xếp loại gì theo quy định hiện hành?
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
- 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Căn cứ các tiêu chí trên thì nếu bạn hoàn thành mục tiêu đề ra thì bạn sẽ được xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chưa xét hết các tiêu chí khác).
Xếp loại cán bộ
Thẩm quyền xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ thuộc về ai?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:
- Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Đối với công chức
+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
- Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy, việc đánh giá đối với cán bộ sẽ thuộc thẩm quyền của người được phân cấp quản lý cán bộ.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
- Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Nhận xét, đánh giá cán bộ
+ Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/DTMH/Ng%C3%A0y%2012/can-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/thu-tuc-danh-gia-xep-loai-cong-chuc-vien-chuc-can-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/PVQ/thang8/220817/2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/can-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/THN/1-2-mau-to-trinh-xep-loai-can-bo-quan-ly.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/25-11-2024/can-bo-cong-chuc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/061124/danh-gia-can-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/hinh-phieu-danh-gia-chat-luong-can-bo-cuoi-nam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NPDT/301024/danh-gia-xep-loai-chat-luong-can-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTX/021124/danh-gia-xep-loai-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-15-12.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTX/021124/danh-gia-xep-loai-can-bo-cong-chuc-vien-chuc.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Link điều tra dư luận xã hội về dạy thêm học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT? Đối tượng, thời gian điều tra thế nào?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 hay, ngắn gọn? Có được nghỉ làm vào ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 không?
- Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
- Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?