Đào tạo sĩ quan dự bị thì tuyển chọn những đối tượng như thế nào? Gọi đào tạo sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của ai?
- Đào tạo sĩ quan dự bị thì tuyển chọn những đối tượng như thế nào?
- Gọi đào tạo sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của ai?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tuyển chọn gọi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định pháp luật như thế nào?
Đào tạo sĩ quan dự bị thì tuyển chọn những đối tượng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
1. Đối tượng tuyển chọn
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
b) Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn
a) Tiêu chuẩn chung
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b) Tiêu chuẩn cụ thể
Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;
Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.
Theo đó, đối tượng để tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị như:
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
- Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
- Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
Như vậy, các đối tượng trên là các đối tượng được pháp luật ưu tiên tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị bên cạnh đó là các tiêu chuẩn để tuyển chọn được quy định trên.
Sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định
Theo đó, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu sẽ căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tuyển chọn gọi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị đang lao động, làm việc hoặc cư trú tại địa phương, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Tư lệnh quân khu, kết quả xét duyệt của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, hướng dẫn các học viện, trường đại học (trừ các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) tuyển chọn, xét duyệt sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị; thẩm định kết quả xét duyệt, đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định; giám đốc, hiệu trưởng các học viện, trường đại học trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đến từng sinh viên.
3. Đơn vị cấp dưới trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đi đào tạo sĩ quan dự bị theo kế hoạch được giao. Đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định nhân sự và quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
4. Các đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị và chấp hành quyết định gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền.
5. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao tuyển chọn nguồn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giao chỉ tiêu, hướng dẫn các học viện, trường đại học (trừ các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) tuyển chọn, xét duyệt sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị;
Thẩm định kết quả xét duyệt, đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
Giám đốc, hiệu trưởng các học viện, trường đại học trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đến từng sinh viên.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?