Danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập do ai có trách nhiệm xây dựng?
- Bản gốc tài liệu bị hư hỏng có phải là tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập không?
- Tài nguyên thông tin trong thư viện công lập nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước gồm những gì?
- Danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập do ai có trách nhiệm xây dựng?
Bản gốc tài liệu bị hư hỏng có phải là tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện
1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:
a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;
d) Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.
...
Theo đó, bản gốc tài liệu bị hư hỏng là một trong những loại tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập.
Tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)
Tài nguyên thông tin trong thư viện công lập nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Luật Thư viện
1. Tài nguyên thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có nội dung:
a) Xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có nội dung:
a) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
b) Kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Hoạt động tổ chức tôn giáo trái phép; hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Tài nguyên thông tin về vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học có nội dung:
a) Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức hoặc danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Chưa được phổ biến thuộc các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đến biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, quốc phòng và an ninh quốc gia; ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc;
d) Cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, tài nguyên thông tin trong thư viện công lập nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước được chia thành 03 nhóm là:
- Tài nguyên thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam;
- Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo;
- Tài nguyên thông tin về vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học.
Nội dung cụ thể của từng nhóm tài nguyên thông tin này được quy định cụ thể như trên
Danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập do ai có trách nhiệm xây dựng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện
...
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
Theo đó, danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện công lập cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?