Danh mục các quy chế mà doanh nghiệp nhà nước cần có theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay?
Danh mục các quy chế mà doanh nghiệp nhà nước cần có theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay?
Theo các quy định hiện hành, doanh nghiệp nhà nước cần có các văn bản sau:
- Điều lệ doanh nghiệp theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ (có thể gộp chung để ban hành 1 quy chế) theo các yêu cầu chung về doanh nghiệp nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2020.
- Quy chế tài chính (bao gồm cả quy chế tài chính của công ty con) theo yêu cầu của Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về thuế.
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định (khoản 1 Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014).
- Quy chế quản lý nợ phải thu (điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014).
- Quy chế quản lý sử dụng các quỹ (điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP).
- Nội quy lao động (Điều 118 Bộ luật Lao động 2019).
- Thỏa ước lao động tập thể (Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, không bắt buộc ban hành nhưng khi ban hành thì phải gửi cho Sở Lao động để đăng ký).
- Quy chế thưởng (Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014).
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
- Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 (đây không phải là quy chế bắt buộc ban hành nhưng doanh nghiệp nên xem xét ban hành để phục vụ việc đánh giá người lao động và là một căn cứ để đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi người lao động không thực hiện tốt công việc).
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao theo khoản 3 Điều 138 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 144/2017/TT-BTC (Chỉ phải lập khi doanh nghiệp có tài sản công được nhà nước giao).
- Quy chế lựa chọn nhà thầu áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp nhà nước (trước đây tại, khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì có yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải ban hành quy chế này. Tuy nhiên, từ 01/01/2024, Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thì không còn bắt buộc doanh nghiệp nhà nước phải ban hành quy chế mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tự thực hiện trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình =>> Vấn đề này doanh nghiệp nên xem xét, đánh giá lại về vấn đề có cần ban hành quy chế áp dụng hay không).
- Ngoài ra, tùy đặc thù hoạt động và quản lý của doanh nghiệp thì sẽ có thêm các quy chế khác.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Một người có thể làm trưởng ban kiểm soát của nhiều doanh nghiệp nhà nước không?
Một người có thể làm trưởng ban kiểm soát của nhiều doanh nghiệp nhà nước không, thì khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
...
Theo đó, một người có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
Trưởng Ban kiểm soát của đồng thời nhiều doanh nghiệp nhà nước (không quá 4) phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Trưởng Ban kiểm soát của đồng thời nhiều doanh nghiệp nhà nước (không quá 4) phải đảm bảo những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
- Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
- Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?