Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông được xét tặng cho những cá nhân đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông được xét tặng cho những cá nhân nào?
- Ai có quyền quyết định xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cá nhân?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cho cá nhân gồm những thành phần nào?
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông được xét tặng cho những cá nhân nào?
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông được xét tặng cho những cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 16 Thông tư 09/2018/TT-BTTTT quy định như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông” được xét tặng hàng năm cho cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ, đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và trong giai đoạn này có một lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích toàn diện theo niên hạn.
2. Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành xem xét, công nhận.
Theo đó, danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông được xét tặng hàng năm cho cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và trong giai đoạn này có một lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích toàn diện theo niên hạn.
- Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành xem xét, công nhận.
Ai có quyền quyết định xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cá nhân?
Theo điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư 09/2018/TT-BTTTT quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định tặng:
a) “Cờ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”;
b) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ; Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp trên cơ sở quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các tập thể trực thuộc;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông” cho các cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ;
d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông”;
đ) “Bằng khen của Bộ trưởng”;
e) “Trướng lưu niệm”;
g) Các danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể Lao động tiên tiến” và hình thức khen thưởng “Giấy khen” cho các tập thể, cá nhân của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không có tư cách pháp nhân.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cho cá nhân gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 09/2018/TT-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo mẫu tại phụ lục kèm theo Thông tư này và theo các quy định sau:
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Bộ: đơn vị đề nghị khen thưởng nộp 01 bộ (bản chính), gồm có:
a) Tờ trình;
b) Biên bản bình xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: đơn vị đề nghị khen thưởng nộp 03 bộ (bản chính), mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình;
b) Biên bản bình xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương các loại: đơn vị đề nghị khen thưởng nộp 04 bộ (bản chính), mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình;
b) Biên bản bình xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng: đơn vị đề nghị khen thưởng nộp 04 bộ (bản chính), mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình;
b) Ý kiến đề nghị bằng văn bản của cấp ủy Đảng cùng cấp;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;
d) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông cho cá nhân: đơn vị đề nghị khen thưởng nộp 01 bộ (bản chính), gồm có:
- Tờ trình;
- Biên bản bình xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?