Đảng viên làm mất thẻ không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật khiển trách thì có đúng không?
Đảng viên làm mất thẻ không có lý do chính đáng bị xử lý kỷ luật khiển trách thì có đúng không?
Căn cứ theo Điều 29 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 (Có hiệu lực từ 06/07/2022) quy định như sau:
Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
...
e) Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng, công nhận danh hiệu, cấp bậc hàm, xét công nhận đạt chuẩn chức danh, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.
g) Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng; nhận xét, đề nghị kết nạp và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên; xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định.
...
2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
...
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp làm mất thẻ đảng không có lý do chính đáng có thể bị áp dụng hình thức khiển trách. Tuy nhiên tùy trường hợp mức độ vi phạm có thể áp dụng các hình thức kỷ luật khác.
Trước đây, căn cứ Điều 11 Quy định 102/QĐ-TW năm 2017 (Hết hiệu lực từ 06/07/2022) quy định về xử lý vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ của đảng viên như sau:
Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đề cử, ứng cử, đi học, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài trái quy định.
b) Chỉ đạo hoặc yêu cầu đề bạt, bổ nhiệm người có vi phạm, chưa hết thời hiệu bị kỷ luật hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
c) Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.
d) Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định.
đ) Thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng người thân (bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
e) Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.
g) Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng hoặc sử dụng thẻ đảng viên sai mục đích; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
..
Mất thẻ đảng viên
Đảng viên làm mất thẻ thì có phải thực hiện kiểm điểm trước chi bộ không?
Theo Điều 13 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật như sau:
- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định kỷ luật. Hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm, đảng viên vi phạm có thể trình bày ý kiến trực tiếp với tổ chức đảng có thẩm quyền tại hội nghị xem xét, quyết định kỷ luật. Nếu đảng viên hoặc người đại diện tổ chức đảng vi phạm không trực tiếp trình bày ý kiến với đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báo cáo với tổ chức đảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định kỷ luật.
- Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên
+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
+ Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.
+ Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: Vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
+ Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.
+ Tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền khi phát hiện cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý có vi phạm phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức đảng đó.
- Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật tổ chức đảng
+ Tổ chức đảng vi phạm phải tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
+ Nếu tổ chức đảng sau khi chuyển giao, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên của tổ chức đảng đó xem xét, xử lý.
Theo đó, đảng viên làm mất thẻ sẽ phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
Bỏ phiếu kín biểu quyết hình thức kỷ luật đối với đảng viên làm mất thẻ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 15 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu thi hành kỷ luật đảng viên như sau:
- Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật bằng phiếu kín.
- Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
- Cách tính số phiếu biểu quyết
+ Kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ số phiếu theo quy định thì quyết định kỷ luật bằng hình thức đó.
+ Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên; khiển trách, cảnh cáo đối với tổ chức đảng phải được biểu quyết với sự đồng ý của trên một nửa số đảng viên chính thức hoặc thành viên của tổ chức đảng đó.
+ Trường hợp khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc thành viên của tổ chức đảng đó nhất trí đề nghị và được sự nhất trí của trên một nửa số thành viên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định.
+Trường hợp giải tán tổ chức đảng phải được ít nhất hai phần ba số thành viên cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định với sự đồng ý của trên một nửa số thành viên.
+ Một nửa hay hai phần ba quy định ở trên được tính trên tổng số đảng viên chính thức hoặc thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đảng, không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp:
++ Ở chi bộ là tổng số đảng viên chính thức (trừ số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng không có mặt tại cuộc họp); nếu đảng viên được giới thiệu sinh hoạt tạm thời, đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng đó có mặt ở cuộc họp, tham gia biểu quyết thì vẫn tính.
++ Ở cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra là tổng số cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ hoặc tổng số thành viên ủy ban kiểm tra đương nhiệm (trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?