Đảng viên có quyền vận động tài trợ để xây dựng công trình không? Nếu không mà thực hiện thì bị xử lý như thế nào?
- Đảng viên có quyền vận động tài trợ để xây dựng công trình không? Nếu không mà thực hiện thì bị xử lý như thế nào?
- Đảng viên vận động tài trợ để xây dựng công trình nhưng sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích thì bị kỷ luật như thế nào?
- Đảng viên vận động tài trợ để xây dựng công trình nhưng sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích thì thời hiệu xử lý kỷ luật là bao lâu?
Đảng viên có quyền vận động tài trợ để xây dựng công trình không? Nếu không mà thực hiện thì bị xử lý như thế nào?
Đảng viên có quyền vận động tài trợ để xây dựng công trình không, thì căn cứ Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
b) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
e) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
g) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
4. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Do đó, đối với thông tin của anh cung cấp thì đối tượng là Đảng viên hay tổ chức cơ sở đảng không thuộc trường hợp cấm kêu gọi vận động xây dựng công trình.
Do đó, đảng viên có quyền vận động tài trợ để xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong tổ chức, quản lý đảng anh cần tránh việc tiếp nhận hoặc sử dụng tiền, tài sản của quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện không đúng mục đích, nội dung, đối tượng và không theo yêu cầu của nhà tài trợ mà không có lý do chính đáng.
Và đặc biệt việc yêu cầu đóng góp xây dựng công trình là công trình gì, phục vụ cho mục đích, đối tượng nào nữa anh nha.
Vận động tài trợ (Hình từ Internet)
Đảng viên vận động tài trợ để xây dựng công trình nhưng sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích thì bị kỷ luật như thế nào?
Đảng viên vận động tài trợ để xây dựng công trình nhưng sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích thì bị kỷ luật theo khoản 1 Điều 47 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về xử phạt khiển trách trong vi phạm quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện như sau:
Vi phạm quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
...
d) Tiếp nhận hoặc sử dụng tiền, tài sản của quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện không đúng mục đích, nội dung, đối tượng và không theo yêu cầu của nhà tài trợ mà không có lý do chính đáng.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm hoạt động vận động, quyên góp, tài trợ; tiếp nhận tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tài trợ không đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.
...
c) Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức quản lý và điều hành quỹ sai quy định; tổ chức vận động tài trợ trái quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Lợi dụng việc lập quỹ để hoạt động bất hợp pháp hoặc gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, đoàn kết dân tộc hoặc tài trợ khủng bố, hoạt động chống phá khác.
Theo đó tùy vào mức độ và tính chất mà có đảng viên sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) và nặng nhất có thể bị khai trừ.
Đảng viên vận động tài trợ để xây dựng công trình nhưng sử dụng tiền, tài sản vận động không đúng mục đích thì thời hiệu xử lý kỷ luật là bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?