Đảng viên có được tố cáo Đảng viên khi phát hiện người này có hành vi vi phạm quy định của Đảng và pháp luật không?
Đảng viên không chấp hành quy định của cấp trên thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...] 11. Cá nhân buông lỏng lãnh đạo, quản lý: Là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình; không ban hành quyết định, quy chế, quy định, quy trình; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý. [...]"
Như vậy thì đảng viên có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng không chấp hành quy định của cấp trên được xem là buông lỏng quản lý.
Nếu đảng viên buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách nhưng không chủ động phát hiện, xử lý thì hì kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo điểm c khoản 1 Điều 17 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
"Điều 17. Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
[...] c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. [...]"
Hoặc không chấp hành các quyết định lãnh đạo, chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tổ chức đảng cấp trên thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức theo điểm h khoản 2 Điều 26 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
"Điều 26. Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
[...] 2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
[...] h) Không chấp hành chủ trương, quy định của tổ chức đảng cấp trên. [...]"
Nếu không thuộc các trường hợp này thì đảng viên sẽ không bị xử lý đảng
Tuy nhiên, để xử lý đảng viên thì cần căn cứ vào vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng.
Đảng viên (Hình từ Internet)
Hậu quả do vi phạm của đảng viên gây ra sẽ có những mức nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...] 5. Hậu quả do vi phạm của đảng viên gây ra:
5.1. Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại không lớn, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
5.2. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
5.3. Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác. [...]
Như vậy hậu quả do vi phạm của đảng viên gây ra sẽ có 03 mức: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng và được giải thích cụ thể như quy định trên.
Đảng viên được làm đơn tố cáo đảng viên không?
Căn cứ theo Điều 5 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2012 quy định những việc đảng viên không được làm như sau:
"Điều 5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Đảng viên không được:
1- Tố cáo mang tính bịa đặt với mục đích để hại người khác, như: tạo dựng sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc để tố cáo.
2- Viết đơn tố cáo giấu tên (không ghi tên mình), mạo tên (ghi tên người khác hoặc tên người không có thật); tố cáo dưới dạng tờ rơi, đưa lên mạng, nhắn tin để loan tin nhằm hạ uy tín của tổ chức hoặc cá nhân.
3- Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo.
4- Đề xuất, chủ trì, tổ chức, tham gia, ủng hộ vật chất hoặc kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới mọi hình thức.
5- Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6- Có các hành vi vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo."
Theo đó, pháp luật không cấm đảng viên không được tố cáo đảng viên nên nếu không thuộc các trường hợp trên thì đảng viên được tố cáo những đảng viên khác.
Tải về mẫu đơn tố cáo mới nhất 2023: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?