Đăng ký khám chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp có thâm niên 20 năm đã phục viên như thế nào tại các bệnh viện quân y?
- Quân nhân chuyên nghiệp có thâm niên 20 năm đã phục viên thì có phải đối tượng được khám chữa bệnh trong các bệnh viện quân y theo chế độ BHYT không?
- Đăng ký khám chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên như thế nào tại các bệnh viện quân y?
- Khi nào quân nhân chuyên nghiệp được miễn hoặc giảm tiền viện phí tại các bệnh viện quân y?
Quân nhân chuyên nghiệp có thâm niên 20 năm đã phục viên thì có phải đối tượng được khám chữa bệnh trong các bệnh viện quân y theo chế độ BHYT không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định về đối tượng được áp dụng chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo BHYT như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên (sau đây gọi chung là quân nhân phục viên) không có chế độ bảo hiểm y tế, khi bị mắc bệnh, tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh, miễn hoặc giảm viện phí tại các bệnh viện quân y.
2. Quân nhân về địa phương tham gia làm việc trong các đơn vị, tổ chức thuộc diện phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc, có nguyện vọng thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo chế độ bảo hiểm y tế.
3. Bệnh viện quân y và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan."
Chiếu theo quy định trên thì bác là quân nhân chuyên nghiệp có thâm niên 20 năm và đã phục viên thì nếu không có thẻ vẫn được khám chữa bệnh, miễn hoặc giảm viện phí tại các bệnh viện quân y, trường hợp có BHYT thì khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.
Đăng ký khám chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp (Hình từ internet)
Đăng ký khám chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên như thế nào tại các bệnh viện quân y?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định về tuyến khám chữa bệnh và đăng ký khám chữa bệnh cho quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên như sau:
Thứ nhất, về tuyến khám bệnh, chữa bệnh:
– Tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân phục viên là bệnh viện quân y gần nhất nơi quân nhân phục viên đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú ổn định, thuộc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
– Trường hợp cấp cứu, quân nhân phục viên được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện quân y nào gần nhất của Bộ Quốc phòng, không phân biệt tuyến khám bệnh, chữa bệnh và khu vực; sau cấp cứu, trường hợp bệnh ổn định cần điều trị ở tuyến trên thì chuyển về bệnh viện quân y theo tuyến đã quy định. Các quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh và chế độ miễn, giảm viện phí thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
Thứ hai, về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh:
– Quân nhân phục viên về địa phương, đăng ký với Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện). Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu cho quân nhân phục viên đến bệnh viện quân y theo tuyến đ ể làm thủ tục đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
– Bệnh viện quân y thuộc tuyến, căn cứ vào giấy giới thiệu của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; quyết định phục viên; chứng minh nhân dân để cấp sổ khám bệnh cho quân nhân phục viên;
– Trường hợp quân nhân phục viên thay đổi bệnh viện quân y khám bệnh, chữa bệnh do di chuyển nơi cư trú, thủ tục đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y mới được thực hiện theo giấy giới thiệu của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi mới đến cư trú) và sổ khám bệnh của bệnh viện cũ;
– Quân nhân phục viên thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y theo tuyến thì đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế địa phương, được hưởng các quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khi nào quân nhân chuyên nghiệp được miễn hoặc giảm tiền viện phí tại các bệnh viện quân y?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định thành 3 trường hợp như sau:
- Trường hợp được miễn tiền viện phí bao gồm:
+ Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương.
+ Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị.
+ Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát
+ Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
- Các quân nhân phục viên khác không thuộc trường hợp được miễn viện ví và không thuộc trường hợp không được miễn giảm tiền viện phí thì được giảm 50% tiền viện phí.
- Các quân nhân thuộc trường hợp sau đây không được miễn giảm tiền viện phí:
+ Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình.
+ Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia
+ Do dùng chất ma túy.
+ Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức.
+ Bị thương tích do vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?