Đăng kiểm viên đường sắt có buộc phải hướng dẫn học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm hay không?
- Để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt thì cá nhân phải có thời gian tập huấn từ bao nhiêu năm trở lên?
- Đăng kiểm viên đường sắt có buộc phải hướng dẫn học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm hay không?
- Đăng kiểm viên đường sắt sẽ có những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt thì cá nhân phải có thời gian tập huấn từ bao nhiêu năm trở lên?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về điều kiện để trở thành Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao như sau:
Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên đường sắt
1. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt
a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành đầu máy, toa xe, tàu điện metro, kỹ thuật hệ thống đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt;
b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
d) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt;
đ) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ Đăng kiểm viên đường sắt đủ 01 (một) năm trở lên.
2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên;
b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
d) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ 02 (hai) năm trở lên.
Theo đó, yêu cầu về thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ của đăng kiểm viên đường sắt là đủ 01 (một) năm trở lên.
Ngoài ra, cá nhân còn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện khác về trình độ, ngoại ngữ, kỹ năng theo quy định pháp luật nêu trên.
Đăng kiểm viên đường sắt có buộc phải hướng dẫn học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm hay không? (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên đường sắt có buộc phải hướng dẫn học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt như sau:
Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt
1. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt
a) Thẩm định hồ sơ thiết kế hoán cải các loại phương tiện giao thông đường sắt;
b) Tham gia thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị;
c) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện, tổng thành, phương tiện giao thông đường sắt;
d) Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này;
đ) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;
e) Hướng dẫn thực hành cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt;
g) Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên đường sắt;
h) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu.
2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện các nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt theo quy định tại Khoản 1 Điều này, ngoài ra còn thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật;
b) Thẩm định hồ sơ thiết kế mới các loại phương tiện giao thông đường sắt;
c) Chủ trì thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị và đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị;
d) Phúc tra kết quả kiểm tra của Đăng kiểm viên đường sắt, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ và đánh giá năng lực Đăng kiểm viên đường sắt;
e) Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
g) Tham gia phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt khi có yêu cầu.
Theo quy định thì Đăng kiểm viên đường sắt có nhiệm vụ hướng dẫn thực hành cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.
Như vậy, việc hướng dẫn cho học viên là việc mà Đăng kiểm viên đường sắt phải thực hiện theo phân công từ cấp có thẩm quyền.
Đăng kiểm viên đường sắt sẽ có những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt như sau:
Trách nhiệm của Đăng kiểm viên đường sắt
1. Đăng kiểm viên đường sắt chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công.
2. Đăng kiểm viên đường sắt thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Như vậy, Đăng kiểm viên đường sắt sẽ có những trách nhiệm theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?