Đài Tiếng nói Việt Nam là gì? 4 tổ chức giúp việc của Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồm những tổ chức nào?
Đài Tiếng nói Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 46/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, báo in, báo điện tử.
2. Đài Tiếng nói Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TNVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Voice of VietNam, viết tắt là VOV.
3. Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ được giao quản lý nhà nước về báo chí.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện.
Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chức năng sau đây:
- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, báo in, báo điện tử.
Đài Tiếng nói Việt Nam là gì? 4 tổ chức giúp việc của Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồm những tổ chức nào? (Hình từ Internet)
4 tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 46/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồm:
Cơ cấu tổ chức
1. Ban Thư ký biên tập.
2. Ban Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế.
3. Ban Kế hoạch - Tài chính.
4. Văn phòng.
5. Ban Thời sự (VOV1).
6. Ban Văn hoá - Xã hội và Dân tộc (VOV2).
7. Ban Văn học - Nghệ thuật - Âm nhạc (VOV3).
8. Ban Đối ngoại (VOV5).
9. Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV).
10. Ban VOV Giao thông Quốc gia (VOVGT).
11. Báo Điện tử VTC News.
12. Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
13. Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc.
14. Cơ quan thường trú khu vực miền Trung.
15. Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên.
16. Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
18. Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình.
19. Trung tâm Kỹ thuật.
20. Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông.
21. Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Truyền thông (R&D).
Đài Tiếng nói Việt Nam có các cơ quan thường trú tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc; các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 18 Điều này và các cơ quan thường trú tại nước ngoài là các tổ chức sản xuất nội dung, chương trình; đơn vị tại khoản 19 Điều này là tổ chức truyền dẫn, phát sóng; các đơn vị quy định từ khoản 20 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Ban Thư ký biên tập có không quá 04 phòng, Ban Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng, Ban Kế hoạch - Tài chính có không quá 02 phòng, Văn phòng có không quá 04 phòng.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, 4 tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam bao gồm:
- Ban Thư ký biên tập.
- Ban Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế.
- Ban Kế hoạch - Tài chính.
- Văn phòng.
Trong đó:
- Ban Thư ký biên tập có không quá 04 phòng
- Ban Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng
- Ban Kế hoạch - Tài chính có không quá 02 phòng
- Văn phòng có không quá 04 phòng.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam có bao nhiêu Phó Tổng Giám đốc?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 46/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Lãnh đạo
1. Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam; các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Đài Tiếng nói Việt Nam có không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 và Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi BLHS 2017?
- 04 Mẫu đơn xin phép nghỉ học dành cho học sinh trung học cơ sở? Học sinh trung học cơ sở nghỉ bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh? Viết bài văn về danh y Tuệ Tĩnh? Nhiệm vụ của học sinh các cấp?
- Có phải đăng ký biến động khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thương mại, dịch vụ không?
- Chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Nghị định 33 được quy định như nào?