Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng gì?
Theo Mục IV Phần A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng giúp Chánh Văn phòng Tổng cục tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
...
Theo đó, đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng giúp Chánh Văn phòng Tổng cục tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (hình từ Internet)
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nào?
Theo Mục IV Phần A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN
...
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Triển khai thực hiện cụ thể kế hoạch tổ chức và phục vụ các hội nghị, hội thảo của Tổng cục tại khu vực phía Nam.
2. Đảm bảo các phương tiện, công tác hậu cần và các điều kiện cần thiết theo quy định để phục vụ Lãnh đạo Tổng cục, các đơn vị thuộc Tổng cục và các đoàn khách của Tổng cục Hải quan khi đi công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
3. Đầu mối giúp Chánh Văn phòng Tổng cục giữ mối liên hệ công tác; tiếp nhận và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục với các đơn vị phía Nam theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục.
4. Phối hợp với phòng Tổng hợp theo dõi, đôn đốc thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác đối với các đơn vị trong ngành Hải quan tại khu vực phía Nam, báo cáo đề xuất kịp thời các nội dung công tác liên quan với Chánh Văn phòng Tổng cục.
5. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ đơn vị kế toán theo phê duyệt của Tổng cục Hải quan.
6. Xây dựng, báo cáo Chánh Văn phòng kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch công tác liên quan trong việc mua sắm trang bị cho công sở.
7. Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc, đảm bảo an ninh, an toàn, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt của cơ quan Tổng cục tại thành phố Hồ Chí Minh;
8. Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn sao chụp tài liệu; bảo quản và sử dụng con dấu của Tổng cục theo quy định của pháp luật; cấp phát và quản lý theo chức năng các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức cơ quan Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh.
9. Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài liệu của phòng theo quy định.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng Tổng cục giao.
Theo đó, đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Triển khai thực hiện cụ thể kế hoạch tổ chức và phục vụ các hội nghị, hội thảo của Tổng cục tại khu vực phía Nam.
- Đảm bảo các phương tiện, công tác hậu cần và các điều kiện cần thiết theo quy định để phục vụ Lãnh đạo Tổng cục, các đơn vị thuộc Tổng cục và các đoàn khách của Tổng cục Hải quan khi đi công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
- Đầu mối giúp Chánh Văn phòng Tổng cục giữ mối liên hệ công tác; tiếp nhận và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục với các đơn vị phía Nam theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục.
- Phối hợp với phòng Tổng hợp theo dõi, đôn đốc thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác đối với các đơn vị trong ngành Hải quan tại khu vực phía Nam, báo cáo đề xuất kịp thời các nội dung công tác liên quan với Chánh Văn phòng Tổng cục.
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ đơn vị kế toán theo phê duyệt của Tổng cục Hải quan.
- Xây dựng, báo cáo Chánh Văn phòng kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch công tác liên quan trong việc mua sắm trang bị cho công sở.
- Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc, đảm bảo an ninh, an toàn, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt của cơ quan Tổng cục tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn sao chụp tài liệu; bảo quản và sử dụng con dấu của Tổng cục theo quy định của pháp luật; cấp phát và quản lý theo chức năng các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức cơ quan Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài liệu của phòng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng Tổng cục giao.
Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có những chức danh lãnh đạo nào?
Theo tiểu mục 2 Mục B Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1349/QĐ-TCHQ năm 2021) như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC
...
2. Đại diện Văn phòng có Trưởng Đại diện là Trưởng phòng và một số Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng Đại diện.
...
Theo đó, Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh có Trưởng Đại diện là Trưởng phòng và một số Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng Đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?