Đại diện của quốc gia có người bị thương nặng khi trực thăng gặp tai nạn trên lãnh thổ Việt Nam có quyền gì?
- Đại diện quốc gia tham gia điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có quyền và nghĩa vụ nào?
- Đại diện của quốc gia có người bị thương nặng khi trực thăng gặp tai nạn trên lãnh thổ Việt Nam có quyền gì?
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm như thế nào về việc điều tra sự cố trực thăng gặp tai nạn do quốc gia khác thực hiện?
Đại diện quốc gia tham gia điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định về tham gia điều tra tai nạn tàu bay như sau:
Tham gia điều tra tai nạn tàu bay
1. Đại diện của các quốc gia được phép tham gia điều tra tai nạn chịu sự kiểm soát của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
2. Đại diện các quốc gia tham gia điều tra tai nạn tàu bay có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Đến hiện trường vụ tai nạn;
b) Kiểm tra các mảnh vỡ tàu bay;
c) Được biết các thông tin về lời khai của nhân chứng và đề xuất các vấn đề cần làm rõ;
d) Được biết về các chứng cứ;
đ) Nhận bản sao các tài liệu thích hợp từ việc điều tra;
e) Tham gia giải mã máy tự ghi;
g) Tham gia các hoạt động điều tra tai nạn như kiểm tra bộ phận cấu thành, giảng bình kỹ thuật, kiểm tra và mô phỏng quá trình xảy ra tai nạn;
h) Tham gia các cuộc họp liên quan đến phân tích, đánh giá về nguyên nhân và khuyến cáo an toàn trong quá trình điều tra;
i) Trình bày quan điểm về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình điều tra tai nạn;
k) Được công bố các thông tin về tai nạn tàu bay mà cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay của Việt Nam cho phép.
Như vậy, theo quy định trên thì đại diện các quốc gia tham gia điều tra trực thăng (tàu bay) gặp tai nạn thì có quyền và nghĩa vụ sau:
- Đến hiện trường vụ tai nạn;
- Kiểm tra các mảnh vỡ trực thăng;
- Được biết các thông tin về lời khai của nhân chứng và đề xuất các vấn đề cần làm rõ;
- Được biết về các chứng cứ;
- Nhận bản sao các tài liệu thích hợp từ việc điều tra;
- Tham gia giải mã máy tự ghi;
- Tham gia các hoạt động điều tra tai nạn như kiểm tra bộ phận cấu thành, giảng bình kỹ thuật, kiểm tra và mô phỏng quá trình xảy ra tai nạn;
- Tham gia các cuộc họp liên quan đến phân tích, đánh giá về nguyên nhân và khuyến cáo an toàn trong quá trình điều tra;
- Trình bày quan điểm về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình điều tra tai nạn;
- Được công bố các thông tin về tai nạn trực thăng mà cơ quan điều tra tai nạn trực thăng của Việt Nam cho phép.
Trực thăng gặp tai nạn (Hình từ Internet)
Đại diện của quốc gia có người bị thương nặng khi trực thăng gặp tai nạn trên lãnh thổ Việt Nam có quyền gì?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định hợp tác với các quốc gia có nạn nhân trong tai nạn tàu bay như sau:
Hợp tác với các quốc gia có nạn nhân trong tai nạn tàu bay
Trường hợp tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, đại diện của quốc gia có công dân bị chết hoặc bị thương nặng được vào Việt Nam và có các quyền sau đây:
1. Đến hiện trường tai nạn tàu bay; được biết các thông tin về hiện trường tai nạn tàu bay;
2. Tham gia nhận dạng nạn nhân;
3. Phối hợp với cơ quan điều tra tai nạn thẩm vấn hành khách còn sống là công dân của mình;
4. Được nhận bản sao báo cáo chính thức điều tra tai nạn tàu bay;
5. Được thông báo các thông tin về sự cố, tai nạn tàu bay khi cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay của Việt Nam cho phép.
Như vậy, theo quy định trên thì đại điện của các quốc gia có người bị thương nặng khi trực thăng gặp tai nạn ở Việt Nam có các quyền sau:
- Đến hiện trường tai nạn trực thăng; được biết các thông tin về hiện trường tai nạn trực thăng;
- Tham gia nhận dạng nạn nhân;
- Phối hợp với cơ quan điều tra tai nạn thẩm vấn hành khách còn sống là công dân của mình;
- Được nhận bản sao báo cáo chính thức điều tra tai nạn trực thăng;
- Được thông báo các thông tin về tai nạn trực thăng khi cơ quan điều tra sự cố, tai nạn trực thăng của Việt Nam cho phép.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm như thế nào về việc điều tra sự cố trực thăng gặp tai nạn do quốc gia khác thực hiện?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay ở nước ngoài như sau:
Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay ở nước ngoài
1. Trường hợp việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay do quốc gia khác thực hiện, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về tàu bay, tổ bay đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác ngay khi nhận được thông báo;
b) Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về tàu bay đối với tàu bay được thiết kế hoặc sản xuất tại Việt Nam ngay khi nhận được thông báo;
c) Cung cấp thông tin giải mã từ máy tự ghi cho quốc gia thực hiện điều tra tai nạn hoặc sự cố theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác;
d) Cung cấp thông tin về hàng nguy hiểm chuyên chở trên tàu bay do người khai thác Việt Nam khai thác cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được thông báo;
đ) Thông tin về hành khách chuyên chở trên tàu bay.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm về việc điều tra sự cố trực thăng gặp tai nạn do quốc gia khác thực hiện như sau:
- Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về trực thăng, tổ bay đối với trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác ngay khi nhận được thông báo;
- Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về trực thăng đối với trực thăng được thiết kế hoặc sản xuất tại Việt Nam ngay khi nhận được thông báo;
- Cung cấp thông tin giải mã từ máy tự ghi cho quốc gia thực hiện điều tra tai nạn hoặc sự cố theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này với trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác;
- Cung cấp thông tin về hàng nguy hiểm chuyên chở trên trực thăng do người khai thác Việt Nam khai thác cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được thông báo;
- Thông tin về hành khách chuyên chở trên trực thăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?