Đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo quy định là cơ quan nào?
- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Viễn thông MobiFone được quy định như thế nào?
- Đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone là cơ quan nào?
- Đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp có được quyết định dự án đầu tư ra ngoài Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Viễn thông MobiFone được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Viễn thông MobiFone như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý của MobiFone
1. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của MobiFone gồm:
a) Hội đồng thành viên;
b) Kiểm soát viên;
c) Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
d) Bộ máy giúp việc, Ban kiểm toán nội bộ.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của MobiFone có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty Viễn thông MobiFone bao gồm:
(1) Hội đồng thành viên;
(2) Kiểm soát viên;
(3) Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
(4) Bộ máy giúp việc, Ban kiểm toán nội bộ.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Viễn thông MobiFone được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại MobiFone; nhân danh MobiFone thực hiện các quyền và nghĩa vụ của MobiFone theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của MobiFone.
2. Thành viên Hội đồng thành viên gồm Chủ tịch và các thành viên khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng thành viên nhưng không quá 05 người; trong đó có tối đa một (01) thành viên tham gia Ban Tổng Giám đốc điều hành MobiFone.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên không kiêm Tổng Giám đốc.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp có được quyết định dự án đầu tư ra ngoài Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên như sau:
Quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên
...
6. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ mới của MobiFone.
7. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của MobiFone tại doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết sau khi đề nghị và được đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương.
Quyết định phương án huy động vốn, quyết định từng dự án đầu tư, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài MobiFone có giá trị không quá 30% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công. Quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 30% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 7 Điều 20 Điều lệ này.
8. Quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư nhóm B sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm; các dự án đầu tư khác dưới nhóm B trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp, cụ thể là Hội đồng thành viên có quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài MobiFone.
Với điều kiện, dự án đó có giá trị không quá 30% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?