Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không chuyên trách phải dành bao nhiêu thời gian để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đại biểu?
Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) thì Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
Theo đó, việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;
- Tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không chuyên trách phải dành bao nhiêu thời gian để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đại biểu? (Hình từ Internet)
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không chuyên trách phải dành bao nhiêu thời gian để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đại biểu?
Căn cứ vào Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:
Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của Nhân dân với Hội đồng nhân dân.
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấp hoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu.
6. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động không chuyên trách phải dành tối thiểu 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ.
Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.
- Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó.
Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý Hoa chúc mừng ngày 22 tháng 12 thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam? Viên chức quốc phòng có được nghỉ làm ngày 22 12?
- Đêm giáng sinh là gì? Tiền lương làm thêm giờ vào đêm giáng sinh của người lao động được tính như thế nào?
- Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì theo quy định pháp luật về xây dựng?
- Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
- Đáp án tuần 2 Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?