Đã nộp tiền phạt vì đã không đi khám nghĩa vụ quân sự thì có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi người không đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Khi nộp tiền phạt xong thì có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Nộp tiền phạt vì không đi khám nghĩa vụ quân sự thì có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì dù người không thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Thì người đó vẫn phải thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự sau khi bị phạt.

Nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự

Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Tổ kiểm tra sức khỏe
a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;
b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe
a) Kiểm tra về thể lực;
b) Lấy mạch, huyết áp;
c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;
c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:

Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.
2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe
a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;
b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến ban tham khảo thêm.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tháng mấy hằng năm được đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu? Đã đến thời gian gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong năm hay chưa?
Pháp luật
Công dân nữ có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị bệnh Gout có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Bị viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn về sức khỏe để tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, công chức đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển quân thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm ra sao? Tiêu chuẩn tuyển quân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Pháp luật
Sức khỏe loại mấy thì đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân hiện nay? Đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự nhưng thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự thì muốn tham gia có được không?
Pháp luật
Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng như thế nào? Trình tự, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng ra sao?
Pháp luật
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định là bao nhiêu tuổi? Đủ độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà bệnh nặng có được tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Pháp luật
Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
2,494 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào