Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiến hành trong thời hạn bao lâu? Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như thế nào?
Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiến hành trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ vào Điều 27 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn của cuộc thanh tra là thời gian làm việc của Đoàn thanh tra tại nơi được thanh tra, được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
2. Thời hạn cụ thể của cuộc thanh tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra quyết định nhưng không vượt quá thời hạn sau:
a) Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp nội dung thanh tra phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, cần kiểm tra, xác minh tại nhiều nơi, cần trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra nhưng không quá 70 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp nội dung thanh tra phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra nhưng không quá 45 ngày.
3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy, cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp nội dung thanh tra phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra nhưng không quá 45 ngày.
Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định.
Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiến hành trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành như sau:
Xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch thanh tra
1. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được định hướng chương trình thanh tra, Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp tỉnh trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
2. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra:
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Thanh tra báo cáo đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình quyết định việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình ban hành bằng quyết định.
Như vậy, việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được định hướng chương trình thanh tra, Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp tỉnh trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là gì?
Căn cứ vào Điều 19 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành quy định về nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
(1) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
a) Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; triển khai thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các Quyết định, hành vi quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy chế này của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
d) Giải quyết tố cáo các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 2 của Quy chế này đối với công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
đ) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
e) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
(2) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo và quyết định giải quyết khiếu nại thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
(3) Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật công vụ, trật tự nội vụ đối với công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
(4) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
Như vậy, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có các nhiệm vụ kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?