Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức cuộc họp?
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần là gì?
- Ai có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần?
- Ban trù bị có cần phải nộp biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc không?
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần là gì?
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần được giải thích tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên là cuộc họp gồm các cổ đông sáng lập và các cổ đông góp vốn thành lập khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, có nhiệm vụ thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động ngân hàng thương mại, cổ phần, bầu các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên và quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần là gì? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần?
Ai có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của Ban trù bị
1. Lập và gửi hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.
2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị có trách nhiệm:
a) Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên, cuộc họp Thành viên góp vốn đầu tiên để thông qua các nội dung theo quy định tại khoản 12, 15 Điều 2 Thông tư này;
b) Thông báo cho các cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, ngân hàng mẹ gửi tiền vào tài khoản do Ban trù bị mở tại một ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Hướng dẫn cổ đông góp vốn thực hiện việc góp vốn và thẩm định hồ sơ của cổ đông góp vốn.
4. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác nội dung hồ sơ đã nộp cho Ngân hàng Nhà nước.
5. Thông báo cho các cổ đông góp vốn, thành viên sáng lập, ngân hàng mẹ biết lý do không được cấp Giấy phép trong trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
6. Trình bày trước Hội đồng thẩm định về việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
7. Bảo vệ các nội dung tại Đề án thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước Hội đồng thẩm định.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban trù bị có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần.
Ban trù bị có cần phải nộp biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc không?
Ban trù bị có cần phải nộp biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc không, thì theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần
…
4. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải nộp bổ sung các văn bản sau:
a) Điều lệ tổ chức và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
b) Biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên;
c) Biên bản họp Hội đồng quản trị thông qua các nội dung về việc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị; Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu chức danh Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát chuyên trách;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;
đ) Danh sách các cổ đông góp vốn thành lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 Thông tư này;
e) Văn bản của một ngân hàng thương mại nơi Ban trù bị mở tài khoản góp vốn xác nhận số tiền góp vốn của các cổ đông góp vốn thành lập;
g) Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở chính của ngân hàng thương mại cổ phần;
h) Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần quy định tại điểm i khoản 3 Điều 14 Thông tư này đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua;
i) Báo cáo của cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại trong nước về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm g khoản 2 Điều 9 Thông tư này từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp bổ sung văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì ban trù bị phải nộp bổ sung biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc.
Ngoài ra, sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải nộp bổ sung các văn bản được hướng dẫn cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?