Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với mục đích để làm gì? Các ngành, nghề nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với mục đích để làm gì? Các ngành, nghề nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp? Phương án phát triển cụm công nghiệp được xây dựng dựa trên căn cứ nào?

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với mục đích để làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
2. Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
3. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
4. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung của cụm công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, phòng cháy, chữa cháy, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.
5. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp; cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với mục đích để làm gì? Các ngành, nghề nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với mục đích để làm gì? (hình từ internet)

Các ngành, nghề nào được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?

Các ngành, nghề được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được quy định tại Điều 3 Nghị định 32/2024/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các ngành, nghề sau đây:

- Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;

- Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;

- Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;

- Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Phương án phát triển cụm công nghiệp được xây dựng dựa trên căn cứ nào?

Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:

- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn cấp tỉnh;

- Nhu cầu diện tích mặt bằng, các điều kiện về địa lý, giao thông và nguồn lực để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;

- Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;

- Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.

Cụm công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Thông tư 14 chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp? Tải các biểu báo cáo về cụm công nghiệp ở đâu?
Pháp luật
Quyết định mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có những nội dung chủ yếu nào?
Pháp luật
Chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp và trình phê duyệt ở bước nào? Ai có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư lập và trình phê duyệt?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bao nhiêu % mức vốn đầu tư?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn mở rộng cụm công nghiệp thì các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được phê duyệt cần phải hoàn thành đúng không?
Pháp luật
Phương án phát triển cụm công nghiệp có được điều chỉnh khi xét thấy có khả năng thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh?
Pháp luật
Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng nhằm mục đích gì? Diện tích tối thiểu của cụm công nghiệp là 10 ha đúng không?
Pháp luật
Để thành lập cụm công nghiệp thì phải được doanh nghiệp như thế nào đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật?
Pháp luật
Cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp không?
Pháp luật
Quy mô diện tích của cụm công nghiệp là bao nhiêu? Ngành công nghiệp dệt may, da giày có được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cụm công nghiệp
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
269 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cụm công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cụm công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào