Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có được quyền ra kết luận điều tra về vụ án hình sự không?
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có phải người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không?
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có được quyền ra kết luận điều tra về vụ án hình sự không?
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ của mình không?
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có phải người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không?
Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
...
2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
...
c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
...
Theo quy định trên, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm.
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có được quyền ra kết luận điều tra về vụ án hình sự không? (Hình từ Internet)
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có được quyền ra kết luận điều tra về vụ án hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
...
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;
d) Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
đ) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
e) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;
g) Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.
...
Theo quy định trên, khi tiến hành tố tụng hình sự, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền ra kết luận điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng.
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ của mình không?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
....
5. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
...
Như vậy, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?