Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục? Cục Thuế Hà Nội có quyền ấn định thuế không?
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Lãnh đạo Cục Thuế
1. Cục Thuế có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.
Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn Hà Nội.
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục? Cục Thuế Hà Nội có quyền ấn định thuế không? (Hinh từ Internet)
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội được tổ chức bao nhiêu phòng chức năng tham mưu quản lý thuế?
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội được tổ chức bao nhiêu phòng chức năng tham mưu quản lý thuế, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:
a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
- Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Như vậy, theo quy định trên Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế.
Cục Thuế Hà Nội có quyền ấn định thuế không?
Cục Thuế Hà Nội có quyền ấn định thuế không, thì theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
15. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
16. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
17. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
18. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
19. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
20. Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Thuế Hà Nội được ấn định thuế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?