Cục Thi hành án dân sự trực thuộc cơ quan nào? Cục Thi hành án dân sự có con dấu hình Quốc huy không?
Cục Thi hành án dân sự trực thuộc cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 32/2009/QĐ-TTg quy định vị trí, chức năng của Cục Thi hành án dân sự như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định nêu trên thì Cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp.
Cục Thi hành án dân sự thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Cục Thi hành án dân sự có con dấu hình Quốc huy không?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 32/2009/QĐ-TTg quy định vị trí, chức năng của Cục Thi hành án dân sự như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định nêu trên thì Cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có giải thích về con dấu hình Quốc huy như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
2. Con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Cục Thi hành án dân sự trực thuộc cơ quan nào? Cục Thi hành án dân sự có con dấu hình Quốc huy không? (Hình từ Internet)
Cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong tổ chức kiểm tra về thi hành án dân sự?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 32/2009/QĐ-TTg quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thi hành án dân sự;
b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án dân sự.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hoặc ban hành:
a) Thông tư, quyết định, chỉ thị về thi hành án dân sự;
b) Thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự địa phương;
c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức các ngạch Chấp hành viên; bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch các ngạch Thẩm tra viên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
d) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự.
3. Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về thi hành án dân sự sau khi được ban hành, phê duyệt.
4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành án dân sự, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức kiểm tra:
a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
b) Chế độ thống kê và báo cáo thống kê về thi hành án dân sự;
c) Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự, việc thu nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án;
d) Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự trong tổ chức kiểm tra về thi hành án dân sự, cụ thể:
- Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
- Chế độ thống kê và báo cáo thống kê về thi hành án dân sự;
- Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự, việc thu nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án;
- Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?