Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý hành nghề khám chữa bệnh?
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có con dấu và tài khoản riêng hay không?
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2318/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; phát triển, nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống khám, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý hành nghề khám chữa bệnh? (Hình từ internet)
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý hành nghề khám chữa bệnh?
Nhiệm vụ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế được quy định tại khoản 10 Điều 2 Quyết định 2318/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề (được đổi tên thành giấy phép hành nghề từ ngày 01/01/2024), đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam theo phân cấp và quy định của pháp luật (trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền);
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý đăng ký hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế theo phân cấp và quy định của pháp luật;
+ Làm đầu mối xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định, hướng dẫn về thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân và cơ sở khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, theo quy định của pháp luật (trừ cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và phòng khám bệnh nghề nghiệp);
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân và cơ sở khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì thẩm định điều kiện và trình Bộ trưởng phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân, các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật (trừ cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và phòng khám bệnh nghề nghiệp).
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có những chức danh lãnh đạo nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 2318/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
...
Theo đó, lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thù lao môi giới bất động sản là gì? Mức tiền thù lao môi giới bất động sản tối thiểu là bao nhiêu?
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng? Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7 khi học hình lăng trụ đứng là gì?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non có biển báo dấu hiệu nhận biết là gì? Khi đưa đón trẻ em mầm non phải bố trí mấy người quản lý?
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử? Viết đoạn văn về tình mẫu tử?
- Hướng dẫn xem giá Pi niêm yết cập nhật mới nhất? Tiền ảo Pi Network có phải là tài sản theo quy định hiện hành?