Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không? Cục Quản lý công trình thủy lợi gồm tối đa bao nhiêu Phó Cục Trưởng?
Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Cục Quản lý công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý công trình thủy lợi là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
2. Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Quản lý công trình thủy lợi là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cục Quản lý công trình thủy lợi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về tưới, tiêu và công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng.
Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Quản lý công trình thủy lợi có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Cục Quản lý công trình thủy lợi có nhiệm vụ gì về quản lý tưới tiêu và công trình thủy lợi?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về quản lý tưới, tiêu và công trình thủy lợi:
a) Trình Tổng cục trưởng:
Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; phương án bảo vệ công trình thủy lợi, biện pháp bảo đảm an toàn và xử lý sự cố công trình thủy lợi do Bộ quản lý theo phân công của Tổng cục trưởng;
Phương án tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối nguồn nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, dân sinh khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng; tổng hợp kế hoạch, hỗ trợ kinh phí phòng, chống, khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng trong phạm vi cả nước;
Phương án điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất, dân sinh khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổng hợp tình hình nguồn nước, cân đối nhu cầu sử dụng nước để vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh; thực hiện các phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, sa mạc hóa thuộc phạm vi nhiệm vụ của Tổng cục;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo, giám sát về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, số lượng, chất lượng nước; khảo sát, đánh giá, kiểm kê nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ sản xuất, dân sinh;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi; phương án, phạm vi bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
...
Theo đó, Cục Quản lý công trình thủy lợi có nhiệm vụ sau đây về quản lý tưới tiêu và công trình thủy lợi, cụ thể:
- Trình Tổng cục trưởng:
+ Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; phương án bảo vệ công trình thủy lợi, biện pháp bảo đảm an toàn và xử lý sự cố công trình thủy lợi do Bộ quản lý theo phân công của Tổng cục trưởng;
+ Phương án tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối nguồn nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, dân sinh khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng; tổng hợp kế hoạch, hỗ trợ kinh phí phòng, chống, khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng trong phạm vi cả nước;
+ Phương án điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất, dân sinh khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổng hợp tình hình nguồn nước, cân đối nhu cầu sử dụng nước để vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh;
- Thực hiện các phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, sa mạc hóa thuộc phạm vi nhiệm vụ của Tổng cục;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo, giám sát về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, số lượng, chất lượng nước; khảo sát, đánh giá, kiểm kê nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ sản xuất, dân sinh;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi; phương án, phạm vi bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
Cục Quản lý công trình thủy lợi gồm tối đa bao nhiêu Phó Cục Trưởng?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 08/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng;
a) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục trưởng, Phó Cục trưởng; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Cục Quản lý công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; trình Tổng cục trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trực thuộc.
c) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Căn cứ quy định trên thì Cục Quản lý công trình thủy lợi gồm tối đa 01 Cục trưởng và 03 Phó Cục Trưởng.
- Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục.
- Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?