Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Authority.
Tên viết tắt: VCA.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Quản lý cạnh tranh có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng theo quy định của pháp luật. Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương bao gồm:
(1) Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh;
(2) Các Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành đối thoại về quy chế kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ trì hoặc tham gia đàm phán vấn đề cạnh tranh và phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng.
8. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Cục Quản lý cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
(3) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?