Cục Quản lý cạnh tranh làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh có những yêu cầu như thế nào?
Cục Quản lý cạnh tranh làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế làm việc của Cục Quản lý cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-QLCT năm 2007, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại, làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Cục đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ Thương mại và Quy chế làm việc của Cục. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Cục phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền.
2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một đơn vị thực hiện hoặc chủ trì, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Nếu công việc đã được giao cho đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Cục đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
4. Bảo đảm phát huy tối đa năng lực, sở trường và sự sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức, nhân viên, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
6. Đảm bảo bảo mật đối với các thông tin thuộc diện bảo mật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Quản lý cạnh tranh làm việc theo những nguyên tắc được quy định như trên.
Cục Quản lý cạnh tranh (Hình từ Internnet)
Cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh có những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế làm việc của Cục Quản lý cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-QLCT năm 2007, có quy định về yêu cầu chung với cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Cục như sau:
Yêu cầu chung với cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Cục
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và những quy định khác của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục về việc hoàn thành công vụ của mình.
2. Làm việc với tinh thần tận tụy, sáng tạo, trung thực, không vụ lợi, không tham nhũng; tích cực học tập để nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ.
3. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết sâu sắc tình hình thực tiễn trong lĩnh vực mình đảm nhiệm, bám sát ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục để xử lý công việc được giao, đảm bảo khách quan, đúng đắn và kịp thời.
4. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi thống nhất ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc tiến hành thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác khi cần thiết trong quá trình xử lý công việc cụ thể.
5. Không được có thái độ và hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý công việc.
6. Không được lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức trong khi giải quyết việc công hoặc có những thái độ và hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Thương mại và của Cục.
Theo quy định trên thì cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh có những yêu cầu như sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cán bộ và những quy định khác của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục về việc hoàn thành công vụ của mình;
- Làm việc với tinh thần tận tụy, sáng tạo, trung thực, không vụ lợi, không tham nhũng; tích cực học tập để nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ;
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết sâu sắc tình hình thực tiễn trong lĩnh vực mình đảm nhiệm, bám sát ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục để xử lý công việc được giao, đảm bảo khách quan, đúng đắn và kịp thời;
- Chủ động phối hợp công tác, trao đổi thống nhất ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc tiến hành thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác khi cần thiết trong quá trình xử lý công việc cụ thể;
- Không được có thái độ và hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý công việc.
- Không được lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức trong khi giải quyết việc công hoặc có những thái độ và hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Thương mại và của Cục
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của Cục Quản lý cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-QLCT năm 2007 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Lãnh đạo Cục
Lãnh đạo Cục thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 9 và 10 Quy chế làm việc của Bộ Thương mại. Trong đó:
1. Cục trưởng là người đứng đầu Cục có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Thống nhất chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Phân công mỗi Phó Cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác. Việc phân công công việc phải được thực hiện bằng văn bản. Khi vắng mặt, Cục trưởng ủy quyền cho một Phó Cục trưởng điều hành công việc của Cục;
c) Quyết định cuối cùng những vấn đề đã được tập thể Lãnh đạo Cục thảo luận và những vấn đề khác đã được phân công cho Phó Cục trưởng phụ trách nhưng còn có ý kiến khác nhau;
d) Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về quản lý, hoạt động của Cục.
…
Như vậy, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Thống nhất chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Phân công mỗi Phó Cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác. Việc phân công công việc phải được thực hiện bằng văn bản. Khi vắng mặt, Cục trưởng ủy quyền cho một Phó Cục trưởng điều hành công việc của Cục;
- Quyết định cuối cùng những vấn đề đã được tập thể Lãnh đạo Cục thảo luận và những vấn đề khác đã được phân công cho Phó Cục trưởng phụ trách nhưng còn có ý kiến khác nhau;
- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về quản lý, hoạt động của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?