Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ nào? Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có bao nhiêu phòng chức năng?
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ nào?
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Điều 1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có tên giao dịch quốc tế là Department for Social Vices Prevention, viết tắt là DSVP.
Theo đó, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có bao nhiêu phòng chức năng?
Theo Điều 3 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Chính sách cai nghiện ma túy;
b) Phòng Chính sách phòng, chống mại dâm;
c) Phòng Chính sách hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền;
d) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
đ) Văn phòng Cục.
Theo đó, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có 04 phòng chức năng, gồm:
- Phòng Chính sách cai nghiện ma túy;
- Phòng Chính sách phòng, chống mại dâm;
- Phòng Chính sách hỗ trợ nạn nhân và tuyên truyền;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có những chức năng, nhiệm vụ nào?
Theo Điều 2 Quyết định 789/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội như sau:
(1) Nghiên cứu xây dựng, trình Bộ:
- Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
- Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS.
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực được giao.
-Hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Hướng dẫn việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã.
- Nội dung, chương trình tư vấn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng thuộc lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Về phòng, chống tệ nạn mại dâm:
+ Chính sách, giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm;
+ Tổ chức và hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm.
- Về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện:
+ Chính sách, giải pháp về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện;
+Chính sách xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
+ Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán:
+ Chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thuộc thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi trách nhiệm của Bộ;
+ Chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vào các chương trình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
- Chính sách, giải pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
- Chính sách, giải pháp can thiệp dự phòng nghiện chất, phòng ngừa tệ nạn mại dâm.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
(2) Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực được phân công quản lý.
(3) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
(4) Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, chống tệ nạn mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thường trực về công tác phòng, chống HIV/AIDS và công tác phòng, chống tội phạm của Bộ.
(5) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng quản lý.
(6) Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
(7) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
(8) Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ.
(9) Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức và người lao động theo lĩnh vực được phân công.
(10) Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất, đánh giá, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
(11) Quản lý công chức, viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
(12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?