Cục Lễ tân Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác đối ngoại có đúng không? Cơ cấu tổ chức của Cục Lễ tân Nhà nước như thế nào?
Cục Lễ tân Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác đối ngoại có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Cục Lễ tân Nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác lễ tân đối ngoại.
2. Cục Lễ tân Nhà nước là Cục loại I, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Lễ tân Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác lễ tân đối ngoại.
Cục Lễ tân Nhà nước (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lễ tân Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lễ tân Nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Chủ trì về lễ tân, hậu cần đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, tổ chức quốc tế thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và khách mời của Lãnh đạo Đảng và Quốc hội khi có yêu cầu;
- Chủ trì về lễ tân, hậu cần cho các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài và các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài khi có yêu cầu;
- Chủ trì về lễ tân trong việc tổ chức các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam;
- Chủ trì về lễ tân cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội dự các hoạt động lễ tân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam mời;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho Người đứng đầu các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam tham dự các hoạt động do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam mời;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện quy trình chấp thuận, trả lời chấp thuận, đón tiếp, tổ chức lễ trình Quốc thư và tổ chức cho các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài chào lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, tổ chức cho tập thể Đoàn Ngoại giao đi thăm các địa phương của Việt Nam;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thông lệ quốc tế;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện, Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo các quyết định của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác lễ tân đối ngoại cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện thuộc Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam;
- Hướng dẫn, quản lý và phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm chế độ ưu đãi, miễn trừ các nước dành cho các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và tại các Tổ chức quốc tế liên chính phủ phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các sự kiện quan trọng của Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, Đoàn Ngoại giao tham dự.
Cơ cấu tổ chức của Cục Lễ tân Nhà nước như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Lễ tân Nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Ban Nghi lễ đối ngoại.
2. Ban Ưu đãi, miễn trừ.
3. Ban Tổng hợp – Nghiên cứu.
4. Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Việc ban hành quy chế làm việc, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Cục Lễ tân Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Cục Lễ tân Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trong tổng số biên chế của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Lễ tân Nhà nước như sau:
- Các tổ chức hành chính giúp Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Ban Nghi lễ đối ngoại.
+ Ban Ưu đãi, miễn trừ.
+ Ban Tổng hợp – Nghiên cứu.
+ Văn phòng.
Bên cạnh đó, Điều 4 Quyết định 109/2008/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước như sau:
- Cục Lễ tân Nhà nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
+ Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Cục Lễ tân Nhà nước.
+ Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ là bao nhiêu?
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng có được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không?
- Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị đối với lĩnh vực công nghệ thông tin theo Quyết định 2552/QĐ-TCHQ năm 2024?
- Tải Phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33? Phiếu theo dõi trừ lùi được dùng trong trường hợp nào?
- Cá nhân thực hiện tập trung đất nông nghiệp được phép tự thỏa thuận với người sử dụng đất về các nội dung nào?