Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có trụ sở ở đâu? Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có trụ sở ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy đinh như sau:
Vị trí và chức năng
...
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
...
Theo đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì về diêm nghiệp?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Về diêm nghiệp:
a) Trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm về phát triển diêm nghiệp; b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm; Tổng hợp báo cáo Bộ diện tích đất làm muối, sản xuất, kinh doanh muối theo quy định;
c) Trình Bộ trưởng ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế) theo quy định;
d) Xử lý rào cản kỹ thuật về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm muối theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
đ) Quản lý an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế); Chỉ đạo, phối hợp với địa phương xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị ngành muối theo phân công của Bộ trưởng;
e) Thẩm định, đánh giá, chỉ định, công nhận và quản lý hoạt động của phòng, đơn vị thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực diêm nghiệp theo quy định;
f) Đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến sản xuất, tiêu thụ muối theo quy định;
g) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất, chế biến, đa dạng các sản phẩm muối; bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái theo phân công của Bộ trưởng;
h) Chủ trì theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ về lĩnh vực diêm nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục.
...
Theo đó, về diêm nghiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm về phát triển diêm nghiệp;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm; Tổng hợp báo cáo Bộ diện tích đất làm muối, sản xuất, kinh doanh muối theo quy định;
- Trình Bộ trưởng ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế) theo quy định;
- Xử lý rào cản kỹ thuật về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm muối theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
- Quản lý an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế); Chỉ đạo, phối hợp với địa phương xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị ngành muối theo phân công của Bộ trưởng;
- Thẩm định, đánh giá, chỉ định, công nhận và quản lý hoạt động của phòng, đơn vị thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực diêm nghiệp theo quy định;
- Đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến sản xuất, tiêu thụ muối theo quy định;
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất, chế biến, đa dạng các sản phẩm muối; bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái theo phân công của Bộ trưởng;
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ về lĩnh vực diêm nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?