Cục Cảnh sát kinh tế tên đầy đủ là gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Cục Cảnh sát kinh tế là gì theo quy định?
Cục Cảnh sát kinh tế tên đầy đủ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2025/TT-BCA có quy định như sau:
Tổ chức, bộ máy, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
1. Tổ chức, bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế);
d) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
2. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
a) 01 Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; 01 Thứ trưởng Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, 01 Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và tố tụng hình sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Cảnh sát kinh tế có tên đầy đủ là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Cục Cảnh sát kinh tế tên đầy đủ là gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Cục Cảnh sát kinh tế là gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Cục Cảnh sát kinh tế là gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Cục Cảnh sát kinh tế được quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2025/TT-BCA như sau:
- Tổ chức công tác trực ban hình sự (trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại Chương XVIII, Chương XIX, Chương XXIII, các điều từ Điều 174 đến Điều 180 Chương XVI (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 324 Chương XXI của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Tiến hành điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát kinh tế Công an cấp tỉnh xin ý kiến.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an đối với hoạt động Điều tra hình sự là gì?
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự được quy định tại Điều 43 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan Công an các cấp có liên quan đến tổ chức, hoạt động Điều tra hình sự có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên và các chức danh khác trong hoạt động Điều tra hình sự;
- Bảo đảm các Điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, kinh phí và Điều kiện cần thiết khác cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Chỉ đạo, tổ chức các lực lượng phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Tiến hành các hoạt động, biện pháp theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018, Luật An ninh quốc gia 2004 và pháp luật khác có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;
- Tổ chức lực lượng hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ và bảo vệ các hoạt động tố tụng hình sự;
- Tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa các hành vi cản trở, làm sai lệch kết quả Điều tra, xử lý vụ án hình sự.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?