Cục Cảnh sát hình sự còn được gọi là gì? Cục Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Cục Cảnh sát hình sự còn được gọi là gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2025/TT-BCA có quy định như sau:
Tổ chức, bộ máy, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
1. Tổ chức, bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế);
d) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
2. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
a) 01 Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; 01 Thứ trưởng Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, 01 Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và tố tụng hình sự.
Như vậy, Cục Cảnh sát hình sự là tên gọi tắt của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Cục Cảnh sát hình sự còn được gọi là gì? Cục Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 11/2025/TT-BCA có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Cảnh sát hình sự như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Cảnh sát hình sự được pháp luật quy định, cụ thể bao gồm:
(1) Tổ chức công tác trực ban hình sự (trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
(2) Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.
(3) Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Cục Cảnh sát kinh tế).
(4) Tiến hành điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
(5) Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh xin ý kiến.
(6) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.
Nguyên tắc áp dụng quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2025/TT-BCA có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc áp dụng quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra có nội dung bao gồm:
(1) Hoạt động của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thông tư 11/2025/TT-BCA và theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác đã ban hành trước ngày Thông tư 11/2025/TT-BCA có hiệu lực không trái với quy định của Thông tư 11/2025/TT-BCA nhằm bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, rõ ràng, tránh chồng chéo; điều tra kịp thời, nhanh chóng, khách quan, toàn diện.
(2) Các trường hợp đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì Cơ quan Cảnh sát điều tra phải thực hiện trình tự, thủ tục rút gọn, không để kéo dài thời gian giải quyết vụ án.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?
- Sáp nhập tỉnh: quy hoạch tỉnh sau sáp nhập được hiểu như thế nào? 9 quy trình lập quy hoạch tỉnh sau sáp nhập?
- Cả nước thiếu hơn 120000 giáo viên mầm non, phổ thông, 60000 biên chế giáo viên chưa tuyển dụng: hướng dẫn giải quyết?