Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo quy chế nào?
Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không?
Vị trí và chức năng của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
2. Cục Bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Theo quy định trên, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị có tư cách pháp nhân.
Trước đây, căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về chức năng của Cục Bồi thường nhà nước như sau:
Chức năng
1. Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cục Bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)
Cục Bồi thường nhà nước được có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
...
Theo quy định trên, lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, quy định hiện hành không còn quy định cụ thể số lượng Phó Cục trưởng tối đa.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sạu:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Bồi thường nhà nước có Cục trưởng và không được quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo quy chế nào?
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác được quy định tại Điều 4 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 29/06/2023) như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Cục là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu có vấn đề liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Cục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan thì Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách theo quy định.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể trên.
Như vậy, quy định hiện hành không còn quy định cụ thể Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo quy chế nào như quy định cụ.
Trước đây, căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 638/QĐ-BTP năm 2018 (Hết hiệu lực từ ngày 29/06/2023) quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
...
4. Quan hệ công tác giữa Cục và một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu và tài Khoản riêng giải quyết yêu cầu bồi thường đối với các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân và có tài Khoản riêng trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường đối với các vụ việc phát sinh thuộc trách nhiệm giải quyết của đơn vị đó theo Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, xác định vị trí việc làm, quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
c) Chủ trì, phối hợp với Cục Công tác phía Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bồi thường nhà nước tại khu vực phía Nam;
d) Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc rà soát, đánh giá, xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước; cung cấp thông tin cho báo chí theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước;
e) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
g) Phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ cung cấp thông tin cho báo chí theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?