Cục Bồi thường nhà nước có được ban hành văn bản cá biệt, biểu mẫu về công tác bồi thường nhà nước không?
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị có tư cách pháp nhân? Cục đặt trụ sở tại đâu?
Vị trí và chức năng của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
2. Cục Bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Theo quy định trên, Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Cục Bồi thường nhà nước (Hình từ Internet)
Cục Bồi thường nhà nước có được ban hành văn bản cá biệt, biểu mẫu về công tác bồi thường nhà nước không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
3. Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực bồi thường Nhà nước.
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản nội bộ, biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước.
5. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
6. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
7. Theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật.
...
Theo đó, Cục Bồi thường nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản nội bộ, biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước.
Như vậy, Cục Bồi thường nhà nước được ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, biểu mẫu về công tác bồi thường nhà nước.
Biên chế công chức của Cục Bồi thường nhà nước do ai quyết định?
Biên chế của Cục Bồi thường nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1222/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
+ Phòng Nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế:
a) Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
b) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định trên, biên chế công chức của Cục Bồi thường nhà nước thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?