Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ nào? Lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam gồm những ai?
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ nào?
Vị trí của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.
2. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Hình từ Internet)
Trong kiểm soát tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo thì Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 9 Điều 2 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022, trong kiểm soát tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo thì Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ trưởng quyết định việc cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn, kiểm tra việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Lập báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia; báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo chuyên đề; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển lập báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo.
- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải ở vùng bờ, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, trình Bộ trưởng; phối hợp thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ các lưu vực sông ra biển.
- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển và hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; trình Bộ trưởng công bố các khu vực biển và hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây sự cố hóa chất độc trên các vùng biển bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp quốc gia; hướng dẫn các địa phương đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường do dầu tràn, hóa chất độc trên biển theo phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc trên biển.
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định nguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
- Thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo theo phân công của Bộ trưởng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về nhận chìm ở biển, quản lý chất thải từ các hoạt động trên biển, trên vùng bờ và hải đảo, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.
Lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam gồm những ai?
Thành viên lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 2988/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, lãnh đạo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?