Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng gì? Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì?
Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Cục Bảo vệ thực vật theo Điều 1 Quyết định 4188/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) cụ thể:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực: phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật; hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; phân bón; an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực: phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật; hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; phân bón; an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trước đây, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng gì, được giải đáp như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 928/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023), có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Cục Bảo vệ thực vật phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì?
Cục Bảo vệ thực vật phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì thì theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 4188/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) cụ thể:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Các dự thảo: Luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các văn bản pháp luật khác về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật; hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; phân bón; an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chiến lược, cơ chế, chính sách, dự án, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
Như vậy, Cục Bảo vệ thực vật phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung nêu trên.
Trước đây, Cục Bảo vệ thực vật phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung gì, được giải đáp như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 928/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023), có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng:
a) Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
2. Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chuyên ngành lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
4. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý cho địa phương, đơn vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng thể về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những nội dung sau:
- Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
Cục Bảo vệ thực vật có bao nhiêu tổ chức tham mưu?
Tổ chức tham mưu của Cục Bảo vệ thực vật theo Điều 3 Quyết định 4188/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) cụ thể:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
b) Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
c) Phòng Tài chính;
d) Phòng Bảo vệ thực vật;
đ) Phòng Kiểm dịch thực vật;
e) Phòng Thuốc bảo vệ thực vật;
g) Phòng Quản lý phân bón;
h) Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường;
i) Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông;
k) Phòng Pháp chế, Thanh tra.
Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật có 10 tổ chức tham mưu gồm:
- Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
- Phòng Kế hoạch, Tổng hợp;
- Phòng Tài chính;
- Phòng Bảo vệ thực vật;
- Phòng Kiểm dịch thực vật;
- Phòng Thuốc bảo vệ thực vật;
- Phòng Quản lý phân bón;
- Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường;
- Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông;
- Phòng Pháp chế, Thanh tra.
Trước đây, Cục Bảo vệ thực vật có bao nhiêu tổ chức tham mưu, được giải đáp như sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 928/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023), có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục (các tổ chức có tư cách pháp nhân); ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
b) Phòng Kế hoạch;
c) Phòng Tài chính;
d) Phòng Bảo vệ thực vật;
đ) Phòng Kiểm dịch thực vật;
e) Phòng Thuốc bảo vệ thực vật;
g) Phòng Quản lý Phân bón;
h) Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường;
i) Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông;
k) Phòng Thanh tra, Pháp chế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Bảo vệ thực vật có 10 tổ chức tham mưu, gồm:
- Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam);
- Phòng Kế hoạch;
- Phòng Tài chính;
- Phòng Bảo vệ thực vật;
- Phòng Kiểm dịch thực vật;
- Phòng Thuốc bảo vệ thực vật;
- Phòng Quản lý Phân bón;
- Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường;
- Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông;
- Phòng Thanh tra, Pháp chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?