Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Tổ chức bộ máy của Cục Báo chí được quy định như thế nào?
Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2435/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 13/12/2023) quy định Cục Báo chí là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cục Báo chí thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo chí in và báo chí điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.
Trước đây, theo Điều 1 Quyết định 1288/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 13/12/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.
Cục Báo chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.
Cục Báo chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Báo chí (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Cục Báo chí được quy định như thế nào?
Tổ chức bộ máy của Cục Báo chí được quy định khoản 2 Điều 3 Quyết định 2435/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 13/12/2023) như sau:
(1) Các phòng:
- Phòng Quản lý báo chí;
- Phòng Thanh tra, Pháp chế;
- Phòng Kinh tế báo chí và Truyền thông chính sách;
- Văn phòng.
(2) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
Trước đây, tổ chức bộ máy, biên chế của Cục Báo chí được quy định theo Điều 3 Quyết định 1288/QĐ-BTTTT năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1149/QĐ-BTTTT năm 2021 (Hết hiệu lực từ 13/12/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế:
...
2. Tổ chức bộ máy, biên chế:
a) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Quản lý Báo chí;
- Phòng Kinh tế báo chí và hướng dẫn nghiệp vụ;
- Phòng Thanh tra, pháp chế.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, tổ chức bộ máy của Cục Báo chí được quy định như sau:
(1) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Quản lý Báo chí;
- Phòng Kinh tế báo chí và hướng dẫn nghiệp vụ;
- Phòng Thanh tra, pháp chế.
(2) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia.
Cục Báo chí có nhiệm vụ chính là gì?
Cục Báo chí có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định Điều 2 Quyết định 2435/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 13/12/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực báo chí in, báo chí điện tử;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo chí in, báo chí điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng;
c) Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí in, báo chí điện tử, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, giấy phép nhập khẩu báo chí in cho các cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí và các loại giấy phép khác liên quan đến hoạt động báo chí in, báo chí điện tử theo quy định của pháp luật;
...
4. Thực hiện công tác quản trị nội bộ:
a) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và chuyển đổi số hoạt động quản lý của Cục; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm;
b) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
c) Quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao.
Trước đây, Cục Báo chí có nhiệm vụ chính được quy định theo Điều 2 Quyết định 1288/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 13/12/2023) sau đây:
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.
- Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động báo in, báo điện tử, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, giấy phép nhập khẩu báo in cho các cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí và các loại giấy phép khác liên quan đến hoạt động báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Trình Bộ trưởng quyết định đình bản tạm thời hoạt động xuất bản của cơ quan báo in, báo điện tử; thu hồi, tịch thu, tiêu hủy: Sản phẩm báo chí, sản phẩm có tính chất báo chí được thực hiện bằng phương tiện in, sản phẩm được sản xuất để phát hành đến bạn đọc có chứa nội dung, hình ảnh, âm thanh liên quan đến hoạt động báo in, báo điện tử.
- Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng hoạt động báo chí trong lĩnh vực báo in, báo điện tử thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, thông tấn, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép xuất bản phụ trương, chuyên trang của báo điện tử; xuất bản đặc san; xuất bản bản tin đối với cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và các loại giấy phép khác liên quan đến hoạt động báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
- Chấp thuận bằng văn bản đối với việc thay đổi nhất thời về kỳ hạn xuất bản, số trang, khuôn khổ của cơ quan báo chí trong các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm đối với ấn phẩm báo in; họp báo, đình chỉ cuộc họp báo; đăng ký danh mục báo in nhập khẩu của các cơ sở xuất, nhập khẩu báo chí theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử; quản lý hệ thống lưu chiểu báo in quốc gia, thực hiện và quản lý việc lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử;
- Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh chuyên ngành và định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.
- Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng quy chế tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng đối với báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ trưởng.
- Phối hợp tổ chức giao ban báo chí; tổ chức thông tin cho các cơ quan báo chí, quản lý thông tin của các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ cước vận chuyển đối với báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các hội, hiệp hội trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.
- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục.
- Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?