Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải lập sổ đăng ký thành viên khi nào? Nếu không lập thì có bị xử phạt gì không?
Sổ đăng ký thành viên là gì?
Theo khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Sổ đăng ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty”.
Như vậy, sổ đăng ký thành viên là tài liệu ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, tồn tại dưới dạng văn bản giấy hoặc tập hợp dữ liệu điện tử.
Sổ đăng ký thành viên bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020, sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
- Chữ ký của thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
Lập sổ đăng ký thành viên khi nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải lập sổ đăng ký thành viên khi nào?
Khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 đã có quy định cụ thể:
“1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”
Như vậy, công ty của bạn phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không lập sổ đăng ký thành viên thì có bị xử phạt gì không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp:
“2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty”.
Lưu ý, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt trên được quy định đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, trường hợp công ty của bạn không lập sổ đăng ký thành viên thì công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, theo điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, công ty bạn buộc phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể buộc phải lập sổ đăng ký thành viên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?