Công ty tổ chức khám sức khỏe 02 lần 1 năm thì cả 02 lần này có bắt buộc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không?
- Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container có thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm không?
- Công ty tổ chức khám sức khỏe 02 lần 1 năm thì cả 02 lần này có bắt buộc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không?
- Hồ sơ khám sức khỏe nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ nào?
Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container có thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm không?
Theo Mục IV Phụ lục Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định thì vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container có đặc điểm điều kiện lao động là phải làm việc trong môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương (Điều kiện lao động loại V).
Công ty tổ chức khám sức khỏe 02 lần 1 năm thì cả 02 lần này có bắt buộc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không?
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, cụ thể:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Đối với nghề nghiệp hiện tại của anh là vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container (Đây là nghề thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH).
Từ các quy định nêu trên thì người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được công ty tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng 1 lần (tức là 02 lần 01 năm) và thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng giống với thời gian khám sức khỏe.
Như vậy, khi công ty tổ chức khám sức khỏe cho anh 02 lần trong 01 năm thì cả 02 lần đấy đều bắt buộc phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho anh.
Công ty tổ chức khám sức khỏe 02 lần 1 năm thì cả 02 lần này có bắt buộc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khám sức khỏe nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ được quy định theo Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Như vậy, hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày 15/8/2016 thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
- Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.
TẢI VỀ mẫu Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp mới nhất 2023
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
+ Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01/07/2016.
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại.
- Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?